Chi tiết các mã lỗi bếp từ thường gặp cho người sử dụng

mã lỗi bếp từ - ma loi bep tu

So với bếp ga truyền thống, việc sử dụng bếp từ sẽ mang lại nhiều nhiều lợi ích hơn, bao gồm cả việc dễ chẩn đoán lỗi hỏng nhờ vào các bảng mã lỗi bếp từ. Trong bài viết này, Niềm Tin Việt sẽ đính kèm một bảng tổng hợp mã lỗi bếp từ và giải thích rõ từng lỗi này có ý nghĩa gì để người dùng có thể hiểu rõ hơn vấn đề.

1. Bảng mã lỗi bếp từ 

BẢNG MÃ LỖI BẾP TỪ
MÃ LỖI NỘI DUNG LỖI CÁCH KHẮC PHỤC
E0 Bếp không nhận nồi Thay nồi có đường kính từ 10-26 cm trở lên, đáy nồi phẳng và làm từ thép, gang, men sắt, thép không gỉ hoặc inox.
E1 Bếp quá nóng Tắt bếp, không ngắt điện và lấy nồi ra khỏi bếp. Sau 30 phút có thể tiếp tục nấu ăn bình thường.
E2 Nguồn điện cấp cho bếp quá mạnh Dùng ổn áp có đầu ra 220V.
E3 Nguồn điện cung cấp cho bếp từ quá yếu Dùng ổn áp có đầu ra 220V.
E4 Quá tải hoặc điện áp quá cao Tắt bếp, không ngắt điện và để bếp nguội trong 30 phút. 
E5 Bộ phận trợ cảm biến (IGBT) của bếp bị quá nhiệt Khắc phục như lỗi bếp từ E1.
E6/E7 Cảm biến của bếp từ gặp vấn đề, bị tắt hoặc do nhiệt độ đáy nồi quá cao. Khắc phục như lỗi bếp từ E1.
E8 Dụng cụ nấu có nhiệt độ quá cao, cảnh báo lỏng cảm biến nhiệt, hay cảm biến nhiệt bị tắt. Kiểm tra lại vùng quạt tản nhiệt của bếp.
E9 Cảm biến của bếp từ gặp vấn đề, bị tắt hoặc do nhiệt độ đáy nồi quá cao. Khắc phục như lỗi bếp từ E1.
EF Bề mặt bếp từ bị ướt. Tắt bếp ngay, dùng khăn mềm lau khô bề mặt bếp. Khi bếp đã khô hoàn toàn thì bạn có thể sử dụng.
AD Đáy nồi không phẳng hoặc nồi quá nóng. Loại bỏ vật cản ở đáy nồi, lau sạch bề mặt đáy và bếp. Nếu đáy nồi không bằng phẳng, hãy thay nồi mới phù hợp.

2. Một số lỗi thường gặp khác ở bếp từ

2.1. Mặt kính bếp từ bị nứt

Tình trạng mặt kính bếp từ bị nứt thường xảy ra khi người dùng vô tình làm rơi các vật nặng lên bề mặt bếp, hoặc làm nứt bề mặt bếp quá nhiều lần, làm các vết nứt trên bề mặt tích tụ dần lại. Bên cạnh đó, thói quen đun nấu với công suất cao trong thời gian dài cũng có thể làm nứt bếp từ.

 mã lỗi bếp từ
Mặt kính bếp từ bị vỡ trong quá trình sử dụng do va đập mạnh

Cách khắc phục: Đây là lỗi cần tới chuyên môn nên bạn hãy liên hệ đến HOTLINE 0964 22 79 68, hoặc ZALO 0902 395 037 để được kỹ thuật viên của Điện lạnh Niềm Tin Việt hỗ trợ nhanh nhất nhé.

2.2. Bếp không lên nguồn

Thông thường, bếp từ không lên nguồn chỉ đơn giản là hậu quả của việc nguồn điện không ổn định, hoặc nếu nặng hơn, là dây nguồn bị đứt. Tuy nhiên trong một vài trường hợp hi hữu, bếp từ không lên nguồn cũng có thể xuất phát từ các lỗi linh kiện như: đứt cầu chì, hỏng sò công suất, hỏng tụ điện, IC, v.v.

 mã lỗi bếp từ
Bếp từ không lên nguồn dù đã vào điện

Cách khắc phục: Người dùng kiểm tra lại nguồn điện, đường dây điện và đổi nguồn điện khác ổn định hơn nếu cần. Trong trường hợp bếp từ vẫn không lên nguồn, hãy gọi cho thợ sửa bếp từ đến tận nơi hỗ trợ.

2.3. Bếp từ không nhận nồi

Theo các chuyên gia, bếp từ chỉ nhận những nồi, xoong, chảo được làm từ vật liệu nhiễm từ hoặc có đáy nhiễm từ, hay cụ thể hơn là nồi sắt, nồi inox, nồi gang tráng men, nồi sứ chuyên dụng cho bếp từ. Ngoài những vật liệu này ra, bếp từ sẽ không có bất kỳ phản ứng nào với các chất liệu khác. Bên cạnh đó, bếp từ cũng có thể không nhận nồi nếu đáy nồi bị cong, móp, hoặc có cấu tạo quá nhọn, bếp từ cũng sẽ không nhận nồi.

Cách khắc phục: Đầu tiên bạn hãy kiểm tra lại chất liệu của nồi và đồi nổi mới nếu cần thiết. Nếu đã sử dụng đúng loại nồi nhưng bếp vẫn không phản ứng, hãy gọi ngay cho các dịch vụ chuyên sửa bếp từ đến kiểm tra, sửa chữa.

Cập nhật lần cuối vào 13/09/2024 Bởi Thùy Linh

Ngày đăng bài 11/09/2024 Bởi Thùy Linh

Đánh Giá Niềm Tin Việt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *