1. Tủ đông bị đóng đá quá nhanh, quá dày – tình trạng bình thường mà cũng bất thường
Tủ đông bị đóng đá vốn đã là tình trạng mặc định của thiết bị. Tuy nhiên, nếu tủ đông đóng tuyết quá nhanh, hoặc quá dày trong thời gian ngắn thì lại là một điều đáng lo.
Trong trường hợp tủ đông nhà bạn đang bị đóng đá quá dày, điều đầu tiên bạn nên làm là tiến hành xả đá tủ đông một cách an toàn, và bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từ a-z cách xả tuyết tủ đông.

2. Hướng dẫn cách xả tuyết tủ đông an toàn
Khi phát hiện tủ đông bị đóng tuyết một cách bất thường, bạn có thể tiến hành xả tuyết theo quy trình sau đây:
Bước 1:
Rút phích cắm tủ đông và chỉnh nhiệt độ về 0℃.

Bước 2:
Dọn sạch toàn bộ thực phẩm trong tủ ra ngoài.

Bước 3:
Lấy các ngăn chứa, khay của tủ đông ra ngoài. Nếu các khay, ngăn này bị kẹt do tủ đông bị đóng đá, hãy để yên chúng ở vị trí hiện tại để tránh làm hỏng, gãy các ngăn chứa tủ đông.

Bước 4:
Lót giẻ lau dưới tủ đông để thấm bớt nước thừa chảy ra sàn nhà khi tuyết tan.

Bước 5:
Mở cửa tủ đông ra và chờ tuyết tan tự nhiên. Quá trình này có thể kéo dài khoảng vài tiếng hoặc hơn, tùy vào nhiệt độ môi trường xung quanh. Đây là phương pháp an toàn nhất, nhưng cũng tốn thời gian nhất.
Nếu bạn muốn xử lý tủ đá bị đóng tuyết nhanh hơn, hãy đọc bước 6. Nếu không, hãy đi đến bước 8.

Bước 6:
Đặt một nồi nước nóng vào tủ đông và chờ. Hơi nóng từ nước sẽ giúp băng tủ đông tan nhanh hơn mà không cần phải dùng đến bất kỳ dụng cụ nào.

Bước 7:
Sau 5 phút kể từ khi cho nồi nước nóng vào tủ, lấy nồi nước nóng ra. Dùng khăn thấm nước ấm lau nhẹ những chỗ tuyết đọng lại trong tủ để tuyết tan.

Bước 8:
Vệ sinh tổng quát tủ đông từ trong ra ngoài và lắp các ngăn kéo lại vào tủ.

3. Vì sao người dùng nên xả tuyết tủ đông trước khi truy tìm nguyên nhân khiến tủ đông bị đóng đá?
Tủ đông bị đóng đá quá dày nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của tủ. Cụ thể hơn, nếu tủ đông đóng đá, hơi lạnh sẽ không thể lưu thông và làm lạnh thực phẩm đồng đều. Điều này sẽ khiến người dùng hiểu lầm tủ đông đang bị kém lạnh và giảm nhiệt độ xuống thấp hơn, làm tủ đông tiêu hao nhiều điện năng hơn bình thường. Về lâu dài, tủ đông bị bắt hoạt động ở cường độ cao liên tục sẽ làm hao mòn các linh kiện trong tủ, giảm tuổi thọ tủ đông.
4. Cách phòng tránh, sửa tủ đông bị đóng đá.
Để phòng tránh tủ đá bị đóng tuyết, người dùng có thể cần chú ý những điều sau trong quá trình sử dụng:
4.1. Hạn chế cất các thực phẩm có độ ẩm cao vào tủ
Các thực phẩm tươi như thịt, cá, hải sản… đều có độ ẩm khá cao và thường được rửa trước khi bảo quản. Nếu người dùng không chú ý lau khô hoặc cất các thực phẩm này vào hộp đựng kín, hơi ẩm từ các thực phẩm này sẽ tăng độ ẩm của tủ đông và gây ra lỗi tủ đông bị đóng đá.
4.2. Không đóng mở tủ đông liên tục
Các tủ đông đều được trang bị một miếng cao su để ngăn hơi lạnh không thoát ra. Miếng cao su này có tên gọi là ron tủ đông hoặc gioăng tủ đông, và sẽ dễ bong tróc, lão hóa hơn nếu người dùng đóng, mở tủ đông quá thường xuyên.
Tủ đông bị hỏng ron cao su sẽ bị thất thoát hơi lạnh và bị hơi ẩm xâm nhập vào, dẫn đến lỗi tủ đông bị đóng tuyết.
4.3. Vệ sinh, bảo trì tủ đông định kỳ mỗi 6 tháng
Thói quen này sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện những bất thường ở tủ đông và kịp thời phát hiện các nguyên nhân tủ đông bị đóng đá để gọi thợ đến xử lý.
Hay Quá