Bếp từ, đã dần thay thế bếp ga trong các chung cư mới và căn hộ cao cấp. Tuy đã quen với loại bếp này nhưng rất nhiều người dùng vẫn không rõ bếp từ nấu nồi gì. Hãy để Niềm Tin Việt tư vấn giúp bạn tìm được loại bếp từ phù hợp nhất cho bếp từ nhé!
1. Bếp từ nấu nồi gì?
Về bản chất, bếp từ là loại thiết bị sử dụng dòng điện cảm ứng để sinh ra từ trường. Từ trường này khi tương tác với xoong, chảo, nồi, v.v. sẽ tạo ra nhiệt nấu chín thức ăn. Do đó, các loại nồi sử dụng được cho bếp từ bắt buộc phải được làm từ vật liệu nhiễm từ hoặc có đáy nhiễm từ được.
2. Nồi inox có nấu được bếp từ không? Nồi nhôm có nấu được bếp từ không?

Hiểu rõ nồi nào nấu được bếp từ là chuyện đơn giản, nhưng làm thế nào để biết chính xác bếp từ nấu nồi gì được trong số những nồi niêu đang có ở nhà? Để trả lời câu hỏi này, người dùng có thể tự dùng một cục nam châm để kiểm tra. Những xoong, chảo, nồi, v.v. được làm từ vật liệu nhiễm từ sẽ hút mạnh nam châm. Một phương pháp khác đơn giản hơn để kiểm tra nồi nào nấu được bếp từ là tìm dấu hiệu Induction hoặc biểu tượng lò xo dưới đáy nồi. Người dùng có thể tham khảo danh sách các loại nồi dùng được cho bếp từ sau đây:
2.1. Nồi có chất liệu lớp ngoài là thép không gỉ (inox)
Chất liệu inox (hay còn gọi là thép không gỉ) là một hợp kim của nhiều nguyên tố kim loại khác nhau. Trong đó, nguyên tố kim loại cơ bản nhất là sắt, đồng, niken, cacbon,… và chứa tối thiểu 10.5% crôm. Nồi inox có ưu điểm là độ bền cao, chịu nhiệt tốt nên có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo bị gỉ, ăn mòn và còn dễ dàng vệ sinh. Trên thị trường hiện nay có các dòng nồi inox phổ biến sau:
Tiêu chí | Inox 304 | Inox 201 | Inox 430 |
---|---|---|---|
Thành phần | Chứa 18% crom và 8 – 10% Niken, một lượng nhỏ cacbon, mangan, còn lại là sắt và các thành phần khác. | Chứa 18% crom và 3% niken, còn lại là sắt và các thành phần khác. | Chứa 18% crom và 0% niken, còn lại là sắt và các thành phần khác. |
Ưu và nhược điểm | Bền, có đặc tính chống oxy hoá cao nhất. Có độ sáng nhưng hơi đục. | Có độ sáng bóng như nồi inox 304 nhưng do tỷ lệ niken thấp hơn, nên dễ bị ăn mòn, dễ bị gỉ sét hơn. | Nhìn bên ngoài sáng bóng nhưng trong quá trình sử dụng rất dễ bị xỉn màu. Dễ bị han gỉ khi tiếp xúc với nước và gia vị, nhiệt độ cao. Độ bền thấp, không an toàn cho sức khoẻ khi sử dụng. |
Cách kiểm tra chất liệu | – Sử dụng miếng cọ rửa nồi chà vào bề mặt inox và đổ 1 ít nước tẩy chuyên dụng lên bề mặt nồi. Sau khoảng, 15-20 phút, inox 304 hầu như không thấy bất kỳ sự biến đổi nào. | – Sử dụng nam châm để thử, inox 201 không hút nam châm hoặc hút rất yếu. | Inox 430 có khả năng hút nam châm rất mạnh. Do vậy, nếu nam châm hút vào nồi, không bị đẩy ra sẽ là inox 430. |
– Trong công nghiệp, thử bằng axit, nếu đổi màu xám là inox 304. | – Thử bằng nước tẩy, inox 201 có màu vàng. | ||
– Hoặc sử dụng nam châm để thử, inox 304 không hút nam châm hoặc hút rất yếu. | – Thử bằng axit, inox 201 chuyển sang màu đỏ gạch. | ||
Khả năng sử dụng trên bếp từ | Không. Để sử dụng trên bếp từ đáy cần có 1 lớp phủ inox 430. | Không. Để sử dụng trên bếp từ đáy cần có 1 lớp phủ inox 430. | Có |
Giá thành | Cao. Vì chất lượng tốt, an toàn sức khoẻ | Tầm trung | Rẻ |
2.2. Nồi có chất liệu lớp ngoài là sắt
Sắt là nguyên tố có tính từ mạnh nên chứa nhiều miền từ tự nhiên bên trong là các kim nam châm nhỏ. Do đó nồi có chất liệu lớp bên ngoài là sắt thì có thể sử dụng trên bếp từ.
2.3. Nồi có chất liệu lớp ngoài là gang
Gang là chất liệu có từ tính mạnh, do thành phần chủ yếu là từ cacbon và sắt. Trong đó, sắt là một nguyên tố kim loại có tính từ tính cao nên chất liệu gang hoàn toàn tương thích với bếp từ. Thậm chí khả năng bắt từ được đánh giá chuẩn và đều hơn nhiều so với các loại dụng cụ nấu khác làm từ inox, sắt,… Tuy nhiên, nồi gang có trọng lượng khá lớn, do đó cần lưu ý kiểm tra chất liệu kính của bếp từ có khả năng chịu trọng lượng đến bao nhiêu để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
3. Tại sao bếp từ cần sử dụng nồi chảo chuyên dụng?
-
Tính hiệu quả nhiệt độ: Bếp từ hoạt động bằng cách tạo ra trường từ để làm nóng nồi. Để đảm bảo hiệu suất tối ưu, nồi chuyên dụng được thiết kế với đáy từ tính để tương tác tốt với trường từ và truyền nhiệt đều đặn. Sử dụng nồi không chuyên dụng có thể dẫn đến hiệu suất kém và thời gian nấu dài hơn.
- An toàn: Nồi chuyên dụng thường được làm từ các vật liệu chịu nhiệt và phản ứng tốt với nhiệt độ cao. Sử dụng nồi không phù hợp có thể dẫn đến rủi ro an toàn, như nồi bị nứt hoặc vỡ do nhiệt độ cao hoặc không thích hợp.
- Tương thích: Nồi chuyên dụng thường được thiết kế với kích thước và hình dáng phù hợp với bếp từ cụ thể. Việc sử dụng nồi không chuyên dụng có thể dẫn đến vấn đề về tương thích kích thước hoặc hình dáng, gây mất hiệu suất và không an toàn.
- Bảo hành và hỗ trợ: Một số nhà sản xuất bếp từ có các yêu cầu cụ thể về việc sử dụng nồi chuyên dụng để đảm bảo tính an toàn và hiệu suất của sản phẩm. Việc sử dụng nồi không chuyên dụng có thể làm mất điều khoản bảo hành hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ nhà sản xuất.
-
Tiện ích và tính linh hoạt: Nồi chuyên dụng thường được thiết kế để phù hợp với các tính năng và chức năng cụ thể của bếp từ, như cài đặt nhiệt độ, chế độ nấu đặc biệt, hoặc đặc điểm kỹ thuật khác. Sử dụng nồi chuyên dụng giúp tối ưu hóa trải nghiệm nấu nướng và cung cấp sự linh hoạt cho người sử dụng.
4. Những lưu ý khi sử dụng bếp điện từ
Phương pháp sử dụng nam châm để kiểm tra nồi nào nấu được bếp từ không phải lúc nào cũng hiệu quả. Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều nồi tuy bị nam châm hút nhưng vẫn không dùng được trên bếp từ bởi các nguyên nhân như:
4.1. Bếp từ kén nồi

Một số bếp từ cao cấp sẽ đòi hỏi đáy nồi nấu trên bếp phải có cùng tần số với cuộn dây cảm ứng trong bếp. Để sử dụng được các bếp này, người dùng sẽ phải hỏi nhân viên tư vấn để biết dùng nồi nào nấu được bếp từ. Ngoài ra một số bếp từ cũng sẽ không nhận nồi nếu nồi có kích thước nhỏ hơn ½ kích thước vòng nấu.
4.2. Đáy nồi không bằng phẳng

Để nấu trên bếp từ, toàn bộ đáy nồi phải được tiếp xúc với bề mặt bếp. Những chiếc nồi bị móp, lồi, hoặc có phần đáy nhọn sẽ không tiếp xúc toàn diện được với bề mặt bếp. Hậu quả là bếp sẽ không nhận nồi.
4.3. Nồi làm từ vật liệu kém chất lượng

Có rất nhiều nồi tuy có thể nấu trên bếp từ nhưng lại rất lâu nóng, hoặc nóng lên rất nhanh. Tình trạng này thường sẽ xảy ra khi người dùng mua nhầm phải nồi kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Những chiếc nồi này hoặc sẽ khó nhiễm từ nên nóng chậm, hoặc nhiễm từ quá nhanh, làm người dùng không điều khiển được nhiệt độ nấu ăn. Để tránh mua phải các nồi dùng cho bếp từ kém chất lượng, người dùng chỉ nên chọn mua nồi từ các cửa hàng uy tín, đáng tin cậy. Hạn chế không mua nồi, niêu, xoong, chảo trôi nổi không rõ nguồn gốc để tránh làm hư bếp, gây tai nạn khi dùng.
5. Cách nhận biết nồi, chảo sử dụng được cho bếp từ
Để nhận biết nồi, chảo phù hợp để sử dụng cho bếp từ, bạn có thể tham khảo 2 mẹo sau đây của Niềm Tin Việt:
- Sử dụng nam châm: Cách làm này khá đơn giản và được khá nhiều chị em nội chợ áp dụng, bạn chỉ cần chuẩn bị một cục nam châm, sau đó đưa nam châm sát vào đáy nồi. Nếu thấy nam châm hút đáy nồi thì có nghĩa là chiếc nồi đó sử dụng được cho bếp từ và ngược lại.
- Nhận biết qua ký hiệu: Bạn có thể xem dấu hiệu induction dưới đáy nồi, chảo hoặc trên tem sản phẩm. Ngoài ra, bạn có thể xem dưới đáy nồi chảo có biểu tượng lò xo hay không, nếu có thì chiếc nồi chảo ấy có thể dùng cho bếp từ.
6. Nên làm gì khi bếp từ bị hỏng?

Trong quá trình sử dụng, việc bếp từ bị hư hỏng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, không phải lúc nào người dùng cũng sẽ có điều kiện mang bếp ra trung tâm bảo hành. Những lúc này, người dùng nên cân nhắc gọi cho các dịch vụ chuyên sửa chữa bếp từ tại nhà. Thay vì phải tự mò mẫm tìm kiếm cách tự sửa lỗi bếp từ, vừa nguy hiểm lại vừa mệt nhọc, chỉ với một cú điện thoại, thợ sửa bếp từ sẽ đến tận nơi để hỗ trợ.
Là một trung tâm chuyên sửa chữa bếp từ với hơn 10 năm kinh nghiệm, Niềm Tin Việt nay đã có hơn 24 chi nhánh tại các quận huyện TPHCM, sẵn sàng có mặt ngay khi khách hàng cần. Để gọi thợ sửa bếp từ đến nhà, chỉ cần liên hệ HOTLINE 0964 22 79 68 hoặc ZALO 0902 395 037
>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng bếp từ siêu dễ cho người mới
Cập nhật lần cuối vào 16/09/2024 Bởi Thùy Linh
Ngày đăng bài 11/09/2024 Bởi Thùy Linh