Nên để điều hòa ở chế độ nào tốt? Giải mã 4 chế độ thông dụng nhất!

Nên để điều hòa ở chế độ nào

Máy lạnh là một trong những thiết bị thiết yếu của mỗi hộ gia đình. Việc hiểu và lựa chọn được chế độ thích hợp không chỉ mang lại cho bạn không gian thoáng mát mà còn tiết kiệm điện năng cho gia đình. Trong bài viết sau đây, Niềm Tin Việt sẽ chia sẻ đến bạn nên để điều hòa ở chế độ nào tốt nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!

1. Nên để điều hòa ở chế độ nào khi sử dụng?

Nhiều gia đình thường cân nhắc nên để điều hòa ở chế độ nào phù hợp nhất với nhu cầu hiện tại. Chỉ cần quan sát trên Remote là có thể biết các chế độ của điều hòa. Dựa theo ký hiệu và thiết kế của các hãng điều hòa, Niềm Tin Việt đưa ra những chế độ thông dụng và chức năng chính cho từng chế độ sau đây:

1.1. Chế độ Auto (Tự động)

Chế độ Cool (Làm mát)

Auto là chế độ tự điều chỉnh nhiệt độ trong phòng theo mặc định, tức là cài đặt có sẵn trong chương trình của máy. Khi bật điều hòa, chế độ Auto sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ quay của quạt gió. Có thể nhận biết chế độ Auto qua những biểu hiện sau:

  • Biểu tượng: Chữ A, Auto hoặc 3 mũi tên ghép thành hình vòng tròn tùy vào từng thương hiệu.
  • Cơ chế hoạt động: Hoạt động nhờ vào cảm biến của thiết bị. Khi bật chế độ Auto, quạt gió sẽ hoạt động rất nhẹ trong khoảng 1 phút đầu, sau đó hệ thống sẽ chọn chương trình đã được cài đặt sẵn để hoạt động sao cho phù hợp với nhiệt độ phòng và nhiệt độ bên ngoài.

Nhìn chung, Auto là chế độ thông dụng nhất và được đánh giá là an toàn, êm ái. Đây cũng là chế độ điều hòa giúp tiết kiệm pin nhờ chương trình cài đặt sẵn. Thêm vào đó còn giúp bảo vệ các linh kiện, tăng tuổi thọ cho thiết bị.

1.2. Chế độ Cool (Làm mát)

Chế độ Cool (Làm mát)

Nếu bạn thắc mắc không biết nên để điều hòa ở chế độ nào phù hợp trong ngày hè thì chế độ Cool sẽ là lựa chọn thích hợp nhất. Cool là chế độ làm mát duy trì nhiệt độ ổn định trong phòng. Khi bật chế độ này, trên remote sẽ có biểu tượng hình bông tuyết. Đây là chế độ mặc định được cài sẵn trên tất cả các điều hòa hiện nay. 

Ở chế độ này, máy nén và quạt gió sẽ hoạt động liên tục và dừng lại khi đã đạt đến nhiệt độ đã cài đặt. Chế độ Cool làm mát rất nhanh, sâu và có thể duy trì nhiệt độ phòng ổn định giúp bạn thư giãn sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi. Đây là chức năng hữu ích cho những ngày nóng cao điểm. 

1.3. Chế độ Dry (Làm khô)

Chế độ Dry (Làm khô)

Dry là chế độ làm khô, giảm độ ẩm trong phòng và và duy trì ở mức 1 – 2 độ C so với nhiệt độ phòng, có ký hiệu hình giọt nước. Khi bật chế độ này, hệ thống của điều hòa vẫn hoạt động, không khí đi qua máy lạnh (hơi nước trong không khí) ngưng tụ trên các thiết bị bay hơi, để không khí đi ra khô hơn. Tuy nhiên, chế độ này không thổi ra hơi mát như những chế độ khác, nhiệt độ trong phòng và bên ngoài không chênh lệch nhiều.

Chế độ Dry phù hợp với những thời điểm trời mưa ẩm ướt cho cả mùa hè lẫn mùa đông. Bởi vì chúng sẽ làm cho không khí trở nên khô hơn, sự ẩm ướt lạnh giá hay mồ hôi nóng bức do khí ẩm giữ lại trong phòng sẽ được giảm xuống.

1.4. Chế độ Fan (Quạt)

Chế độ Fan (Quạt)

Fan là một trong những chế độ điều hòa thông dụng nhất. Ở chế độ này, quạt gió sẽ hoạt động liên tục giúp lưu thông không khí trong phòng nhanh hơn và thoáng hơn. Có 3 mức điều chỉnh chế độ Fan là: HIGH, MEDIUM, LOW. Trong đó HIGH là chế độ quạt gió cao nhất và cũng gây tốn điện, tạo ra tiếng ồn nhất. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn có quạt thì nên sử dụng thay vì cài đặt máy lạnh ở chế độ quạt.

1.5. Chế độ Heat (Sưởi ấm)

Chế độ Heat (Sưởi ấm)

Heat là chế độ sưởi ấm, chỉ có ở các dòng điều hòa 2 chiều và thường được sử dụng vào mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp. Đối với chế độ Heat, bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ bằng cách sử dụng 2 phím mũi tên lên xuống. Nhiệt độ sưởi ấm phù hợp thường ở mức 20- 24 độ C và không chênh lệch với bên ngoài quá 10 độ C, tránh gây ra hiện tượng sốc nhiệt. Bạn có thể dễ dàng nhận biết chế độ Heat qua biểu tượng hình mặt trời trên Remote.

1.6. Chế độ Sleep (Ngủ)

Chế độ Sleep (Ngủ)

Đây là chế độ mới được vận hành song song với chế độ Cool. Cụ  thể khi được khởi động, sau một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 giờ, nhiệt độ của điều hòa sẽ tăng lên 1 độ C, tối đa là 29 độ và giữ nguyên trạng thái này. Sau 10 giờ hoạt động ở chế độ Sleep, điều hòa sẽ tự ngừng hoạt động. Đây là một trong những chế độ khá thông dụng, vừa giúp tiết kiệm điện, vừa giúp bảo vệ sức khỏe của người sử dụng.

1.7. Chế độ Turbo (Làm lạnh)

Chế độ Turbo (Làm lạnh)

Nếu thời tiết quá nóng và bạn vẫn chưa biết nên để điều hòa ở chế độ nào để có thể làm mát nhanh chóng thì Turbo sẽ là sự lựa chọn hợp lý nhất. Turbo là chế độ làm lạnh nhanh với công suất lớn, tương tự như Powerful hay Hi Power.

Khi bật chế độ này, động cơ của máy lạnh sẽ hoạt động với công suất tối đa trong khoảng 20 – 30 phút đầu giúp làm mát nhanh chóng. Sau đó, thiết bị sẽ hoạt động ở chế độ cuối cùng được sử dụng hoặc chế độ Auto nếu chế độ Dry/ Fan được sử dụng cuối cùng. Chế độ Turbo phù hợp với những ngày trời nóng, nhiệt độ phòng cao, phòng có nhiều người.

2. Một số lưu ý trong quá trình sử dụng điều hòa

Sau khi đã biết nên để điều hòa ở chế độ nào phù hợp với nhu cầu sử dụng, Niềm Tin Việt cũng chia sẻ đến bạn 1 vài lưu ý trong quá trình sử dụng: 

  • Lựa chọn máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích phòng.
  • Nên lắp máy lạnh trong phòng kín và khi hoạt động phải đóng kín cửa ra vào, cửa sổ.
  • Hạn chế bật/tắt điều hòa liên tục để giảm hao phí điện năng, tăng tuổi thọ cho thiết bị.
  • Vệ sinh, bảo dưỡng máy định kỳ.

Bài viết trên đây của Niềm Tin Việt đã giải đáp thắc mắc nên để điều hòa ở chế độ nào phù hợp nhất. Hy vọng sẽ cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu cần được hỗ trợ bất kỳ vấn đề kỹ thuật nào, hãy liên hệ HOTLINE 0964 22 79 68, hoặc ZALO 0902 395 037 để được chúng tôi tư vấn nhanh chóng!

>> Xem thêm:

Cách kiểm tra gas máy lạnh đơn giản tại nhà

Làm kín phòng để lắp máy lạnh

Cập nhật lần cuối vào 11/09/2024 Bởi Thùy Linh

Ngày đăng bài 10/09/2024 Bởi Thùy Linh

Đánh Giá Niềm Tin Việt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *