Máy lạnh Panasonic báo lỗi Timer: Mọi điều cần biết để sửa

moi-dieu-can-biet-khi-may-lanh-panasonic-bao-loi-timer

Máy lạnh Panasonic báo lỗi Timer, không làm mát được là dấu hiệu máy đang gặp trục trặc. Tuy nhiên lỗi timer có rất nhiều nguyên nhân gây ra, và người dùng nếu không có kiến thức chuyên môn sẽ không thể tự nhận biết cũng như khắc phục hết mọi nguyên nhân gây ra lỗi timer. Vì vậy, bài viết này sẽ chỉ hướng dẫn người dùng 5 điều có thể làm khi thấy lỗi Timer máy lạnh Panasonic.

1. Kiểm tra tổng quát máy lạnh

nguyen-nhan-may-lanh-panasonic-bao-loi-time
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến máy lạnh Panasonic báo lỗi Timer.

Khi phát hiện máy lạnh Panasonic báo lỗi Timer, điều đầu tiên mọi người dùng cần làm là quan sát tình trạng của máy. Bên cạnh việc chớp đèn Timer, máy lạnh Panasonic bị hỏng sẽ luôn đi kèm những biểu hiện rất dễ nhận biết như:

  • Máy lạnh chảy nước: Đây có thể là dấu hiệu của cả việc dàn lạnh bị bám bụi bẩn hoặc máy lạnh bị thiếu ga. Để xác định chính xác, hãy mở dàn lạnh ra và tiếp tục kiểm tra lưới lọc. Nếu thấy lưới lọc bị bám quá nhiều bụi bẩn, hãy tiến hành vệ sinh máy lạnh. 
  • Máy lạnh vẫn chạy nhưng không lạnh: Rất có thể máy lạnh đã bị xì ga, hoặc thiếu ga. Để chắc chắn hơn, hãy lắng nghe âm thanh của máy nén và kiểm tra dàn lạnh. Nếu máy nén vẫn chạy bình thường, dàn lạnh bị đóng băng, hãy nhanh chóng gọi thợ đến bơm ga máy lạnh.
  • Lốc (block) máy lạnh ngưng chạy: Người dùng sẽ không thể nghe tiếng chạy của lốc, đồng thời máy lạnh Panasonic cũng sẽ báo lỗi Timer. Hãy ngừng sử dụng máy lạnh và gọi thợ đến sửa chữa.

2. Kiểm tra điều khiển máy lạnh

kiem-tra-ma-loi-may-lanh-panasonic-bang-nut-check
Chỉ máy lạnh Panasonic mới có chức năng tra mã lỗi bằng nút Check này.

Để biết chính xác máy lạnh đang gặp trục trặc gì, người dùng có thể quan sát đèn Timer và tra mã lỗi trên điều khiển. Thông thường, bảng mã lỗi sẽ được đính kèm trong bảng hướng dẫn sử dụng. Người dùng có thể tìm lại cuốn hướng dẫn sử dụng hoặc tra mã lỗi theo bảng tại đây.

Nếu đang sử dụng máy lạnh Panasonic Inverter, người dùng có thể làm theo những bước sau để kiểm tra lỗi:

  • Bước 1: Dùng tăm nhấn giữ nút “Check” trên điều khiển đến khi màn hình hiện “–”.
  • Bước 2: Hướng điều khiển về phía dàn lạnh, nhấn nút ^ hoặc v. Nếu máy lạnh đang có vấn đề, mã lỗi sẽ hiện lên màn hình.

3. Vệ sinh máy lạnh

ve-sinh-may-lanh-de-sua-loi-timer-nhay-den
Không cần dụng cụ quá phức tạp, người dùng chỉ cần vệ sinh lưới lọc là đủ để máy lạnh hoạt động tốt trở lại.

Lưới lọc dàn lạnh bị bẩn là một trong số những nguyên nhân hàng đầu khiến máy lạnh giảm hiệu suất làm việc. Khi nghi ngờ máy lạnh Panasonic báo lỗi Timer do lưới lọc bẩn, người dùng chỉ cần tạm tắt máy lạnh, tháo nắp dàn lạnh và mang lưới lọc đi vệ sinh. Sau khi được vệ sinh sạch sẽ, bụi bẩn trên lưới lọc sẽ không cản trở đường lưu thông hơi lạnh nữa. Máy lạnh lúc này sẽ hoạt động lại như thường.

4. Kiểm tra các dây điện trong dàn nóng và dàn lạnh

dieu-hoa-len-nguon-nhung-khong-chay-do-chuot-can-day
Hãy cẩn thận chuột bọ làm tổ, cắn phá bên trong máy lạnh.

Có rất nhiều trường hợp dây điện bị cắn đứt bởi côn trùng, động vật là nguyên nhân khiến máy lạnh Panasonic báo lỗi Timer. Để kiểm tra tình trạng dây điện, người dùng chỉ cần mở nắp dàn lạnh ra để quan sát. Dù có xác định được vị trí bị đứt dây hay không, người dùng cũng chỉ nên dừng ở việc quan sát. Không được tự ý sửa máy lạnh Panasonic bị đứt dây điện, vì chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân người dùng.

Sau khi tìm được dây điện bị đứt, hãy gọi cho các trung tâm chuyên sửa máy lạnh để được hỗ trợ.

5. Kiểm tra tình trạng thermostat

kiem-tra-thermostat-may-lanh-panasonic
Hư thermostat cũng là một trong số các lý do máy lạnh Panasonic báo lỗi Timer.

Trong máy lạnh, thermostat sẽ đo nhiệt độ trong máy và đánh giá xem nhiệt độ đã đạt yêu cầu chưa để tạm ngắt điện vào máy nén. Nếu nhiệt độ đã đạt yêu cầu, thermostat sẽ cho máy nén tạm nghỉ để bảo vệ máy lạnh không quá tải. Khi máy lạnh Panasonic báo lỗi Timer, người dùng cũng nên kiểm tra tình trạng thermostat, bởi linh kiện này bị hỏng cũng có thể gây nhiễu loạn hoạt động của máy lạnh. Sau khi xác nhận thermostat bị hư hỏng, người dùng nên gọi thợ đến sửa chữa để đảm bảo an toàn. 

6. Lời kết

Nếu các biện pháp kể trên cũng không hiệu quả, người dùng lại càng phải gọi thợ, vì rất có thể lúc này, đèn Timer chớp liên tục chính là dấu hiệu của board mạch hoặc linh kiện nhỏ hơn trong máy lạnh đang bị hỏng. Việc sửa chữa khi đó sẽ vượt quá khả năng của người dùng bình thường. 

Hãy gọi ngay cho trung tâm sửa máy lạnh gần nhất, hoặc liên hệ cho Niềm Tin Việt nếu bạn đang ở HCM qua:

Cập nhật lần cuối vào 17/09/2024 Bởi Nhi Lê

Ngày đăng bài 11/09/2024 Bởi Nhi Lê

Đánh Giá Niềm Tin Việt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *