5+ cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh gia chủ nào cũng cần biết!

cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh

Thực phẩm trong tủ lạnh cần được bảo quản ra sao để luôn giữ được độ tươi ngon lâu dài mà còn đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Bài viết sau đây của Niềm Tin Việt sẽ chia sẻ với bạn những cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh phù hợp, ngăn nắp và giữ được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm lâu dài.

Vì sao cần bảo quản thức ăn trong tủ lạnh đúng cách?

Khi thực phẩm được đưa vào tủ lạnh, các vi sinh vật chỉ tạm thời ngừng hoạt động mà không bị tiêu diệt hoàn toàn. Nếu không bảo quản đúng cách, chúng có thể lây lan sang các thực phẩm khác. Điều này làm tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm khi thực phẩm không đảm bảo vệ sinh được sử dụng.

Tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, một người phụ nữ mang thai ở tuần thứ 29 đã gặp biến chứng nghiêm trọng do thói quen ăn uống thiếu an toàn. Tối ngày 3/6, sau khi ăn thức ăn để qua đêm trong tủ lạnh, cô cảm thấy khó chịu với các triệu chứng như sốt, buồn nôn, và đau bụng. Gia đình đã kịp thời đưa cô đến bệnh viện kiểm tra.

Kết quả xét nghiệm xác nhận sản phụ bị nhiễm trùng ối, thai nhi tử vong do nhiễm khuẩn Listeria Monocytogenes. Nguyên nhân chính được xác định là từ thức ăn để qua đêm chứa vi khuẩn này. Loại vi khuẩn Listeria thường tồn tại và phát triển trong các thực phẩm như thịt sống, rau quả ướp lạnh, các sản phẩm từ sữa và thức ăn chưa nấu chín kỹ.

Dù đã bảo quản tốt nhưng thực phẩm vẫn nhanh hỏng, do đâu?

Những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh:

  • Nhiệt độ bảo quản không phù hợp: Tủ lạnh hoạt động hiệu quả khi nhiệt độ ngăn mát từ 0-4°C và ngăn đá khoảng -18°C. Nếu nhiệt độ không ổn định hoặc không đạt tiêu chuẩn, vi khuẩn và nấm mốc có thể phát triển, làm thực phẩm nhanh hỏng.
  • Thực phẩm không được che đậy đúng cách: Thực phẩm để trực tiếp trong tủ lạnh mà không bọc kín hoặc đậy nắp sẽ bị mất nước, hấp thụ mùi từ các loại thực phẩm khác và dễ bị nhiễm khuẩn.
  • Sắp xếp thực phẩm không hợp lý: Khi thực phẩm được chất đống hoặc xếp quá sát nhau, luồng không khí lạnh trong tủ bị cản trở, dẫn đến việc làm lạnh không đều, gây hư hỏng thực phẩm.
  • Tủ lạnh không được vệ sinh thường xuyên: Tủ lạnh lâu ngày không lau chùi dễ tích tụ vi khuẩn, nấm mốc và các chất bẩn từ thực phẩm, làm giảm hiệu quả bảo quản và gây nguy cơ nhiễm khuẩn cho thực phẩm.
  • Lưu trữ thực phẩm quá lâu: Mỗi loại thực phẩm đều có thời hạn bảo quản riêng. Nếu để thực phẩm quá hạn sử dụng hoặc bảo quản quá lâu trong tủ lạnh, chất lượng sẽ giảm sút và có thể sản sinh vi khuẩn gây hại.
  • Không làm mát thực phẩm trước khi cho vào tủ: Thực phẩm nóng đưa trực tiếp vào tủ lạnh làm tăng nhiệt độ bên trong, ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Phân loại các thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh

Cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh cần phù hợp và đúng cách để đảm bảo chất lượng và độ an toàn. Không phải thực phẩm nào cũng có thể bảo quản giống nhau, vì vậy cần lưu ý các phương pháp phù hợp với từng loại.

Thực phẩm tươi sống (thịt, cá, hải sản)

cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh

Khi mua thịt, cá, hoặc hải sản, bạn nên rửa sạch, ướp gia vị nếu cần, rồi chia nhỏ thành từng phần vừa đủ dùng. Đóng gói bằng hộp kín hoặc bọc ni-lông trước khi đặt vào ngăn đông ở nhiệt độ -18°C, bảo quản được tới 3 tháng. Nếu chỉ cần dùng trong tuần, có thể để ở ngăn mát với nhiệt độ từ 2-4°C. 

Trước khi chế biến, lấy thực phẩm ra để rã đông ở ngăn mát 4-5 tiếng hoặc dùng lò vi sóng để rút ngắn thời gian.

Rau củ quả

cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh

Để rau củ luôn tươi, cần phân loại, nhặt sạch, rửa và để ráo nước trước khi cho vào túi ni-lông hoặc hộp đựng thực phẩm kín. Bảo quản ở ngăn mát ở nhiệt độ 3-5°C, thời gian tối đa từ 3-7 ngày. Tránh để rau còn ướt vì dễ gây hỏng hoặc úng. Một số loại thực phẩm như chuối, cà chua không nên để trong tủ lạnh vì dễ mất chất lượng.

Hành lá

cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh

Hành lá rất dễ héo hoặc úng nếu không bảo quản đúng cách. Sau khi rửa sạch, nhặt lá úa, thái nhỏ rồi cho vào chai nhựa kín và để trên ngăn đông. Khi cần dùng, chỉ lấy ra một lượng vừa đủ, phần còn lại tiếp tục bảo quản để giữ được độ tươi lâu hơn.

Trái cây

cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh

Loại bỏ cuống và trái hỏng trước khi rửa sạch, phân loại và cho vào túi thực phẩm kín. Đặt trái cây vào ngăn mát với nhiệt độ từ 3-5°C. Tuy nhiên, một số loại trái cây như chuối, cà chua không nên bảo quản lạnh vì làm giảm hương vị và chất lượng.

Thức ăn đã chế biến

cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh

Thức ăn chín cần để nguội hoàn toàn trước khi cho vào tủ lạnh để tránh ảnh hưởng đến các thực phẩm khác và làm giảm hiệu suất máy nén. Thức ăn đã chế biến có thể bảo quản ở ngăn mát trong 2-3 ngày. Nên dùng hộp kín hoặc màng bọc thực phẩm để tránh nhiễm mùi.

Thực phẩm có mùi mạnh

cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh

Đối với cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh như thịt cá khô, mắm, phô mai hoặc các loại rau củ như hành, tỏi, sầu riêng cần được bọc kín bằng giấy bạc hoặc túi zip để không ám mùi sang các thực phẩm khác.

Trứng và gia vị

cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh

Trứng nên được bảo quản ở khay chuyên dụng và đặt trong ngăn mát thay vì ở cánh cửa tủ lạnh vì nhiệt độ ở đây không ổn định. Với gia vị, cần đậy kín nắp sau khi sử dụng và có thể đặt chúng ở cánh cửa tủ để dễ lấy và tiết kiệm không gian.

Cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh

Cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh hiệu quả mà chị em nội chợ nào cũng cần biết để áp dụng:

Đặt thực phẩm trong hộp kín hoặc túi chuyên dụng

Mặc dù môi trường lạnh làm chậm quá trình hư hỏng, thực phẩm vẫn cần được bảo quản riêng trong hộp kín hoặc túi nhựa chuyên dụng. Điều này không chỉ giúp thực phẩm giữ được hương vị riêng mà còn ngăn mùi lan tỏa, ảnh hưởng đến các món khác.

Duy trì nhiệt độ tủ lạnh từ 1–4°C

Nhiệt độ này là lý tưởng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp thực phẩm duy trì độ tươi ngon và đảm bảo an toàn trong thời gian bảo quản.

Không đông lạnh lại thực phẩm đã rã đông

Khi sử dụng thực phẩm đông lạnh, hãy xác định lượng cần thiết trước để tránh rã đông dư thừa. Việc cấp đông lại thực phẩm sau khi rã đông không chỉ làm giảm chất lượng mà còn tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Sắp xếp thực phẩm khoa học

Đặt thực phẩm mới ở phía sau hoặc bên trong, thực phẩm cũ phía trước để dễ dàng sử dụng trước hạn.

Gắn nhãn ghi ngày lưu trữ lên từng túi hoặc hộp để theo dõi thời gian bảo quản, tránh để thực phẩm quá hạn.

Xử lý thực phẩm có mùi mạnh

Các loại thực phẩm như phô mai, cá khô, hoặc mắm thường có mùi đậm. Hãy bọc chúng trong giấy bạc hoặc túi kín để ngăn mùi lan sang các món khác và hạn chế ám mùi trong tủ lạnh.

Tận dụng công nghệ bảo quản hiện đại

Nhiều dòng tủ lạnh ngày nay được tích hợp công nghệ giữ tươi tối ưu cho rau củ, như ngăn Aero-Care của Hitachi hay Fresh Safe của Panasonic. Những tính năng này giúp rau củ giữ nguyên dinh dưỡng và hương vị tự nhiên trong thời gian dài.

Vệ sinh tủ lạnh định kỳ

Tủ lạnh có thể trở thành nơi tích tụ vi khuẩn và nấm mốc nếu không được vệ sinh thường xuyên. Hãy thực hiện vệ sinh mỗi 3 – 6 tháng để loại bỏ mùi khó chịu và duy trì hiệu quả làm lạnh, đồng thời kéo dài tuổi thọ thiết bị.

Không trữ thực phẩm quá lâu

Mỗi loại thực phẩm có giới hạn thời gian bảo quản riêng, ví dụ:

  • Thịt gà, thịt lợn, thịt vịt: tối đa 7 ngày.
  • Thịt bò, thịt dê: có thể giữ được 10 ngày.
  • Cá: không nên để quá 2 ngày.

Cấp đông và rã đông lặp lại có thể làm giảm dưỡng chất, vì vậy bạn nên cân nhắc chế biến hoặc tiêu thụ thực phẩm đúng thời điểm để đảm bảo chất lượng.

Cách sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh hợp lý

Dưới đây là một số cách sắp xếp thực phẩm khoa học trong tủ lạnh từ Niềm Tin Việt:

Sắp xếp thực phẩm ở ngăn đông

Ngăn đông tủ lạnh được thiết kế để bảo quản thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản… Đây là khu vực có nhiệt độ cực thấp, giúp cấp đông thực phẩm để duy trì độ tươi ngon trong thời gian dài. 

Ngoài ra, ngăn đông còn thích hợp để làm nước đá, kem, sữa chua đông lạnh hay lưu trữ các loại thực phẩm cần đông cứng như bánh ngọt đông lạnh. Để thực phẩm được bảo quản tốt nhất, hãy chia nhỏ khẩu phần và đóng gói kín trước khi đưa vào ngăn đông.

Sắp xếp thực phẩm ở ngăn mát

Ngăn mát được chia thành nhiều khu vực khác nhau, mỗi khu vực phù hợp với một loại thực phẩm riêng:

cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh

Cánh cửa tủ lạnh

Cánh tủ lạnh là nơi có nhiệt độ cao nhất và dễ bị thay đổi do thường xuyên mở cửa. Đây là vị trí lý tưởng để bảo quản gia vị, nước sốt, nước ngọt hoặc các loại thực phẩm đóng chai có hạn sử dụng dài. Đối với các chai lọ nặng, nên đặt chúng ở tầng dưới cùng của cánh tủ để đảm bảo an toàn và dễ lấy.

Kệ trên cùng

Kệ trên thường có nhiệt độ ổn định, thích hợp để lưu trữ đồ uống, thực phẩm ăn liền, hoặc các loại hạt. Đây là khu vực tiện lợi để lấy nhanh các món không cần qua chế biến.

Kệ giữa và dưới

Kệ giữa và kệ dưới có hơi lạnh nhiều hơn, phù hợp để lưu trữ trứng, sữa, hoặc thực phẩm đã chế biến nhưng cần bảo quản ngắn hạn. Nếu muốn rã đông thực phẩm, bạn cũng có thể đặt tại đây, nhưng cần bọc kín hoặc đựng trong hộp để tránh ám mùi và nhiễm khuẩn chéo.

Hộc đựng rau củ

Hộc tủ lạnh thường được thiết kế riêng để bảo quản rau, củ, quả. Độ ẩm trong hộc giúp rau củ giữ được độ tươi ngon lâu hơn. Khi xếp rau củ, nên loại bỏ lá úa, rửa sạch, để ráo nước và bọc kín trong túi nilon hoặc túi zip để hạn chế mất nước và hư hỏng.

Lưu ý thêm

Sắp xếp thực phẩm gọn gàng và không để quá tải để luồng khí lạnh lưu thông đều.

Luôn kiểm tra hạn sử dụng và vệ sinh tủ lạnh định kỳ để đảm bảo thực phẩm an toàn và tủ lạnh hoạt động hiệu quả.

Những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh

  • Cà chua: Nhiệt độ lạnh phá hủy cấu trúc tự nhiên của cà chua, khiến chúng mềm nhũn và mất đi vị tươi ngon.
  • Hành củ: Khi để lâu trong tủ lạnh, hành dễ bị mềm, mốc và phát sinh mùi khó chịu, ảnh hưởng đến các thực phẩm khác trong tủ.
  • Chuối: Nhiệt độ thấp làm chậm quá trình chín tự nhiên của chuối, khiến chuối bị thâm vỏ mà không chín đều bên trong.
  • Thảo mộc tươi: Thảo mộc như rau húng, ngò, hay bạc hà dễ hấp thụ mùi từ các thực phẩm xung quanh, làm mất hương vị đặc trưng. Ngoài ra, chúng cũng nhanh chóng bị khô và mất đi độ tươi khi để trong tủ lạnh.
  • Khoai tây: Nhiệt độ dưới 7°C khiến tinh bột trong khoai tây chuyển hóa thành đường, làm thay đổi hương vị và giảm giá trị dinh dưỡng.
  • Tỏi: Tỏi không chịu được môi trường lạnh, dễ bị mốc và hỏng nhanh hơn so với khi bảo quản ở nhiệt độ phòng.
  • Dưa hấu, dưa gang: Khi bảo quản trong tủ lạnh, dưa mất đi một phần lớn chất chống oxy hóa có lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng vốn có.
  • Mật ong: Nhiệt độ thấp làm đường trong mật ong kết tinh, khiến mật bị đặc quánh, ảnh hưởng đến hương vị và kết cấu tự nhiên.
  • Bánh mì: Bánh mì dễ khô cứng khi để trong tủ lạnh. Nếu tủ không được vệ sinh thường xuyên, bánh mì có nguy cơ bị nhiễm khuẩn hoặc mốc do tiếp xúc với môi trường ẩm và thực phẩm khác.

Một số câu hỏi thường gặp về cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh

  • Ngăn đông phù hợp cho thực phẩm tươi sống như thịt, cá, và hải sản.
  • Ngăn mát là nơi lưu trữ thực phẩm đã chế biến, rau củ, và các loại đồ uống.
  • Cánh cửa tủ thích hợp để bảo quản gia vị, sốt, hoặc thực phẩm có thời gian sử dụng lâu.
  • Ngăn đông: -18°C hoặc thấp hơn.
  • Ngăn mát: 1°C đến 4°C để giữ thực phẩm tươi ngon và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

Không nên. Thực phẩm cần để nguội trước khi cho vào tủ để tránh làm tăng nhiệt độ bên trong tủ, ảnh hưởng đến các thực phẩm khác và làm giảm tuổi thọ máy nén.

  • Phân loại và rửa sạch rau củ trước khi bảo quản.
  • Để ráo nước, sau đó bọc kín bằng túi ni-lông hoặc túi zip.
  • Đặt rau củ ở hộc tủ chuyên dụng với nhiệt độ khoảng 3-5°C.

Không nên. Thực phẩm rã đông khi đông lạnh lại sẽ mất chất dinh dưỡng và có nguy cơ nhiễm vi khuẩn, gây hại cho sức khỏe.

  • Bọc kín thực phẩm có mùi mạnh như cá, tỏi, hoặc phô mai bằng giấy bạc hoặc túi kín.
  • Sử dụng hộp đựng thực phẩm có nắp chặt.
  • Thường xuyên vệ sinh tủ và đặt các chất khử mùi như baking soda, than hoạt tính.
  • Thịt, cá: 3-6 tháng.
  • Rau củ: 6-12 tháng.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: 1-3 tháng tùy loại.

Không. Một số thực phẩm như cà chua, khoai tây, hành củ, và mật ong không phù hợp.

Có. Sắp xếp thực phẩm khoa học giúp tối ưu không gian, dễ dàng lấy ra sử dụng và đảm bảo các loại thực phẩm được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phù hợp.

Xem thêm: 

Đánh Giá Niềm Tin Việt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *