Bỏ đồ nóng vào tủ lạnh ngay sau khi vừa nấu xong là thói quen của rất nhiều người. Nếu bạn cũng là một trong số những người có thói quen này, hãy nhanh chóng thay đổi ngay để tránh những hậu quả khôn lường về sau.
1. 4 lý do vì sao không nên bỏ đồ nóng vào tủ lạnh

Bỏ đồ nóng vào tủ lạnh tưởng chừng như vô hại, nhưng thực chất lại không hề tốt vì 6 lý do sau đây:
1.1. Giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm
Thực phẩm còn nóng, vừa nấu xong đã bị bỏ vào tủ lạnh, gặp nhiệt độ thấp sẽ rất dễ dẫn đến “sốc nhiệt”. Trong trường hợp nhẹ, thực phẩm có thể sẽ chỉ bị giảm bớt chất dinh dưỡng. Trong trường hợp nặng, thực phẩm thậm chí còn có thể bị biến chất và gây ngộ độc thực phẩm nếu ăn phải.
1.2. Làm nấm mốc sinh sôi, ảnh hưởng đến các thực phẩm khác
Bỏ đồ nóng vào tủ lạnh sẽ làm tăng nhiệt độ trong tủ đột ngột. Sự chênh lệch nhiệt độ này là điều kiện rất lý tưởng để hơi nước ngưng tụ trong ngăn mát, khiến nhiều loại vi khuẩn sinh sôi và làm hư hỏng các thức ăn khác. Về lâu dài, tủ lạnh bị ẩm, đọng nước cũng sẽ tạo ra nấm mốc, gây mùi hôi thối khó chịu.
1.3. Làm giảm tuổi thọ tủ lạnh
Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực đến thực phẩm bên trong, bỏ đồ nóng vào tủ lạnh còn gây ảnh hưởng gián tiếp đến tuổi thọ tủ lạnh. Cụ thể hơn, tủ lạnh đang lạnh gặp nhiệt độ tăng đột ngột sẽ tự động tăng công suất của máy nén (lốc) hơn để làm lạnh bù lại. Nếu người dùng không biết mà vẫn cứ tiếp tục thói quen bỏ đồ nóng vào tủ lạnh, máy nén và các linh kiện phải làm việc ở công suất cao sẽ nhanh chóng xuống cấp hơn.
1.4. Tiêu hao điện năng không cần thiết
Khi nhiệt độ tủ lạnh tăng đột ngột do đồ nóng bỏ vào tủ lạnh, máy nén và các linh kiện khác sẽ phải làm việc nhiều hơn để duy trì độ lạnh trong tủ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc làm tiêu hao nhiều điện năng hơn.
2. Cách bảo quản thực phẩm mới nấu đúng cách

Bỏ đồ nóng vào tủ lạnh ngay sau khi nấu sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt khi người dùng phải bảo quản thực phẩm ngay sau khi nấu, hãy lưu ý những điều sau đây:
- Không nên bỏ thức ăn mới nấu còn nóng ngay vào tủ, mà hãy chờ khoảng 10-15 phút để thức ăn nguội bớt.
- Nên chia nhỏ thức ăn vào từng hộp đựng nhỏ để làm giảm lượng hơi nóng. Tủ lạnh sẽ tốn ít công suất hơn để làm lạnh từng phần thức ăn nhỏ so với một nồi thức ăn lớn.
- Luôn phải đóng nắp hoặc dùng màng bọc thực phẩm để bọc thức ăn nóng lại để tránh hiện tượng bay hơi làm đọng nước trong ngăn mát tủ lạnh. Bên cạnh đó, thực phẩm được đóng nắp và bọc kỹ cũng sẽ ít bay mùi làm ảnh hưởng đến các thực phẩm khác hơn.
- Sắp xếp thức ăn trong tủ lạnh một cách trật tự, có khoa học để hơi lạnh có thể lưu thông đều trong tủ được.
Cập nhật lần cuối vào 16/09/2024 Bởi Thùy Linh
Ngày đăng bài 11/09/2024 Bởi Thùy Linh