Công suất tiêu thụ điện của điều hòa là bao nhiêu? Hướng dẫn cách tính chuẩn xác nhất!

công suất tiêu thụ điện của điều hòa

Công suất tiêu thụ điện của điều hòa thường được quy định sẵn nhưng không phải ai cũng hiểu và biết phòng khách thì phù hợp với điều hoà bao nhiêu W. Cùng Niềm Tin Việt tìm hiểu chi tiết cách tính công suất phù hợp với không gian phòng ngay trong bài viết sau đây nhé!

1. Làm thế nào để xác định chính xác công suất tiêu thụ của điều hòa?

Công suất tiêu thụ điện của điều hòa được hiểu là lượng điện mà thiết bị sẽ tiêu hao trong 1 giờ. Thông số này sẽ giúp bạn biết được điều hòa hoạt động mạnh hay yếu, phù hợp với diện tích phòng là bao nhiêu.

Công suất lạnh và tiêu thụ điện điều hòa LG 12000 BTU
Công suất lạnh và tiêu thụ điện điều hòa LG 12000 BTU

Thông thường, công suất tiêu thụ của điều hòa sẽ được ghi trên tem nhãn. Hoặc bạn có thể nhận biết bằng cách bật thiết bị trong 1 giờ, 1 ngày,… Đây cũng chính là tiêu chí giúp bạn chọn mua điều hòa có công suất phù hợp với diện tích phòng cần lắp.

2. Cách tính công suất tiêu thụ điện của điều hòa chuẩn xác nhất

Công suất hoạt động của điều hòa – BTU (British Thermal Unit – Đơn vị chỉ lượng nhiệt năng mà điều hòa có thể sản sinh ra) chia thành các dòng khác nhau như: 9000 BTU, 12000 BTU, 18000 BTU, 24000 BTU,… Nhiều người lầm tưởng rằng đây là công suất tiêu thụ điện của điều hòa, tuy nhiên đây chỉ là công suất làm lạnh và 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau.

Công suất tiêu thụ điện của máy lạnh được tính bằng kWh và được thực hiện theo phép tính như sau:

A = P x t

Trong đó:

– A là lượng điện tiêu thụ trong thời gian t (đơn vị kWh)

– P là công suất tiêu thụ của điều hòa (đơn vị KW); 

– t là thời gian sử dụng thiết bị (đơn vị giờ)

Ví dụ cụ thể như sau:

Trên điều hòa ghi công suất tiêu thụ tối đa là 920W. Điều đó có nghĩa trong 1 giờ lượng điện năng tiêu thụ là: 

A = Pxt = 920×1 = 920 KWh

Trong 2 giờ lượng điện năng tiêu thụ là:

A = Pxt = 920×2 = 1840 KWh

Tuy nhiên, không phải lúc nào điều hòa cũng vận hành với vận tốc tối đa nên lượng điện năng tiêu thụ sẽ xuất hiện những sai số nhỏ.

3. Bảng thống kê công suất điện ước tính của các dòng điều hòa

STT BTU Công suất điện ước tính
1 9.000 BTU 746 W
2 12.000 BTU 1119 W
3 18.000 BTU 1492 W
4 21.000 BTU 1741 W
5 24.000 BTU 1989 W
6 27.000 BTU 2238 W
7 30.000 BTU 2487 W
8 36.000 BTU 2984 W
9 50.000 BTU 4144 W
10 100.000 BTU 8288 W

4. Cách tính số tiền điện khi sử dụng điều hòa 

Để tính tiền điện trong 1h theo từng mức công suất, bạn có thể áp dụng công thức sau:

T = A x G

Trong đó:

– T là tổng số tiền phải trả khi sử dụng điều hòa (đồng)

– A là lượng điện năng tiêu thụ của điều hòa (KWh)

– G là giá điện cho 1 số điện hiện nay (đồng)

Với trường hợp tính công suất tiêu thụ điện của điều hòa được quy định theo đơn vị BTU thì bạn cần quy đổi từ đơn vị BTU sang đơn vị mã lực HP và chuyển đổi sang đơn vị tiêu thụ điện kW, cụ thể như sau:

  • 1 HP = 0.746 kW
  • 1 kW = 3412.14 BTU/h

5. Khi nào điều hòa đạt công suất tối đa?

Công suất tối đa của đều hòa Electrolux
Công suất tối đa của đều hòa Electrolux

Công suất tiêu thụ điện tối đa (Max Input) được nhà sản xuất in trên nhãn sản phẩm, chỉ số này quy đổi từ công suất định mức (công suất điện) của máy lạnh. Dựa trên chỉ số này, bạn có thể biết lượng điện năng mà chiếc máy lạnh tiêu thụ khi liên tục chạy ở mức công suất lớn nhất trong 1 giờ. 

Trên thực tế, các dòng máy lạnh thường chỉ chạy ở công suất lớn nhất mỗi khi khởi động hoặc khi điều kiện môi trường xung quanh quá nóng làm nhiệt độ trong phòng tăng cao đột ngột khiến máy phải đẩy công suất lên mức tối đa liên tục để nhanh chóng làm lạnh hoặc sưởi ấm, đưa phòng về nhiệt độ được cài đặt. Do đó, máy nén cần bật/tắt liên tục mỗi khi cần bổ sung hơi lạnh (hoặc sưởi ấm). Vì vậy, lượng điện tiêu thụ thật sự của máy đa phần thường thấp hơn con số tiêu thụ điện tối đa này.

6. Yếu tố nào ảnh hưởng đến công suất tiêu thụ điện của máy lạnh?

Các phép tính trên đây chỉ mang tính tương đối, vì công suất tiêu thụ điện của điều hòa còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

6.1. Công nghệ của thiết bị

Với những máy lạnh có inverter, bạn sẽ không cần bật tắt liên tục mà vẫn đảm bảo vừa làm lạnh vừa tiết kiệm điện.
Với những máy lạnh có inverter, bạn sẽ không cần bật tắt liên tục mà vẫn đảm bảo vừa làm lạnh vừa tiết kiệm điện.

Công suất làm lạnh của máy điều hòa càng thấp thì lượng điện năng tiêu thụ sẽ càng thấp và ngược lại. Các loại máy điều hòa inverter có khả năng tiết kiệm điện cao nên công suất tiêu thụ điện sẽ thấp hơn máy điều hòa không inverter (non-inverter). 

6.2. Thời gian sử dụng 

Thời gian sử dụng càng lâu sẽ hao phí nhiều điện năng hơn
Thời gian sử dụng càng lâu sẽ hao phí nhiều điện năng hơn

Thời gian dùng sẽ là yếu tố gây ảnh hưởng đến công suất tiêu thụ điện của điều hòa nhiều nhất. Theo đó, thời gian sử dụng điều hòa càng nhiều thì công suất tiêu thụ điện càng lớn, tiền điện mỗi tháng sẽ càng tăng và ngược lại.

6.3. Nhiệt độ phòng

Nhiệt độ phòng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của điều hòa
Nhiệt độ phòng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của điều hòa

Nhiệt độ bên ngoài cao thì máy sẽ hoạt động liên tục, máy nén cần phải tăng tốc quay để làm giảm nhiệt độ phòng theo cài đặt của người dùng nên công suất tiêu thụ điện cũng sẽ cao hơn so với những ngày bình thường. 

6.4. Nhiệt độ cài đặt

Chỉ nên cài đặt điều hòa ở mức nhiệt độ vừa phải
Chỉ nên cài đặt điều hòa ở mức nhiệt độ vừa phải

Chế độ cài đặt của người dùng cũng ảnh hưởng đến công suất tiêu thụ điện của điều hòa. Nếu như thói quen của người dùng cài đặt nhiệt độ quá thấp thì lượng điện tiêu thụ máy càng nhiều. Do đó, để sử dụng tiết kiệm và bền bỉ thì người dùng chỉ nên chỉnh nhiệt độ phòng vừa phải, hợp lý không quá chênh lệch so với nhiệt độ ở bên ngoài trời.

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách tính công suất điện tiêu thụ của điều hòa được chia sẻ từ Niềm Tin Việt. Hy vọng sẽ mang đến những kiến thức bổ ích về khả năng tiêu thụ điện của điều hòa, nhờ vậy bạn cũng có thể chọn được loại điều hòa phù hợp với nhu cầu hoạt động mình.

>> Xem thêm:

Nên để điều hòa ở chế độ nào khi sử dụng?

3 cách làm kín phòng để lắp máy lạnh chuẩn xác nhất

Cập nhật lần cuối vào 11/09/2024 Bởi Thùy Linh

Ngày đăng bài 10/09/2024 Bởi Thùy Linh

Đánh Giá Niềm Tin Việt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *