Lỗi tủ đông bị rò điện rất ít khi xảy ra, nhưng một khi đã xảy ra thì có thể mang đến hậu quả khôn lường. Ở mức nhẹ, tủ đông sẽ chỉ gây tê khi chạm vào. Tuy nhiên, nếu chẳng may tủ đông bị rò điện rồi bốc cháy, thiệt hại sẽ không chỉ dừng lại ở của cải, tài sản… Muốn phòng tránh và biết cách xử lý an toàn khi tủ đông bị rò rỉ điện, trước hết, cần phải hiểu các tác nhân có thể gây ra hiện tượng này.
1. Tủ đông bị rò điện do lão hóa
Mọi thiết bị điện, bao gồm cả tủ đông, đều có thể bị xuống cấp và lão hóa. Đôi lúc, các linh kiện trong tủ đông khi bị lão hóa sẽ mất dần khả năng cách điện, gây ra hiện tượng tủ đông rò điện ra vỏ ngoài.
Cách phòng tránh: Để tránh tủ đông bị rò điện do lão hóa, người dùng nên bảo trì, vệ sinh tủ đông mỗi 6 tháng. Việc này không những chỉ giúp phát hiện ra những trục trặc ở thiết bị kịp thời, mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của tủ đông hơn.
2. Tủ đông bị rò điện đường dây điện bị hở
Hiện tượng này có thể xảy ra khi dây điện bị tác động vật lý bên ngoài. Các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
- Người dùng vô ý làm xước, bong tróc vỏ cách điện của dây điện khi di chuyển tủ đông sang vị trí mới.
- Côn trùng, chuột,… cắn đứt dây điện khiến tủ đông bị rò điện.
Cách xử lý: Tương tự như lỗi tủ đông bị rò điện do linh kiện lão hóa, người dùng hoàn toàn có thể phòng tránh lỗi này bằng cách bảo trì tủ đông định kỳ. Nếu phải di chuyển tủ đông, hãy chú ý cẩn thận, tránh để tủ bị va chạm trong quá trình di chuyển. Để xử lý an toàn khi phát hiện đường dây điện tủ đông bị hở, người dùng nên đeo găng tay cao su, mang dép vào và rút phích cắm tủ đông. Khi đã xác định được vị trí hở, người dùng nên nhanh chóng gọi cho các dịch vụ sửa tủ đông và báo cáo tình trạng tủ để được hỗ trợ.
3. Tủ đông bị rò rỉ do bị đặt ở nơi ẩm thấp
Tủ đông bị đặt ở nơi ẩm thấp sẽ gây nên vô số trục trặc: gỉ sét tủ đông, chảy nước tủ đông,… Trong đó, tai nạn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra là lớp vỏ ngoài cách điện của tủ bị gỉ, dẫn đến lỗi tủ đông bị rò điện.
Cách xử lý: Tủ đông rò điện vỏ ngoài sẽ rất dễ cảm nhận được và gây nguy hiểm khi chạm vào. Do đó, cách xử lý an toàn nhất là mang găng tay cao su, dép cao su vào để ngắt điện tủ đông và gọi thợ đến sửa chữa.
4. Tủ đông bị rò điện do linh kiện bị lắp sai quy cách
Trong một số trường hợp, khi các linh kiện tủ đông bị lắp sai quy cách cũng có thể gây ra hiện tượng rò điện. Điều này sẽ xảy ra khi kỹ thuật viên sửa tủ đông sơ ý hoặc trình độ kỹ thuật không đủ.
Cách xử lý: Với các lỗi hỏng liên quan đến kỹ thuật, người dùng không nên tự ý kiểm tra lẫn sửa chữa. Nếu nghi ngờ tủ đông đang bị rò điện do lỗi linh kiện, hãy gọi đến dịch vụ sửa chữa uy tín, chuyên nghiệp và yêu cầu hỗ trợ.
5. Tủ đông bị rò điện do quá tải
Khi cảm nhận hơi lạnh trong tủ đông không đủ, máy nén tủ đông sẽ hoạt động liên tục để tạo ra thêm hơi lạnh cho tủ. Tình trạng máy nén hoạt động 24/24 không nghỉ này sẽ dẫn đến quá tải và là một trong số các nguyên nhân tủ đông bị rò điện.
Cách khắc phục: Có rất nhiều lý do khiến máy nén phải hoạt động quá tải, đó có thể là do tủ đông bị xì gas nên không thể tạo ra hơi lạnh, cảm biến nhiệt bị hư nên máy nén không ngắt được, tủ lạnh bị hở gioăng khiến hơi lạnh bị thất thoát,… Tuy nhiên, hầu hết các nguyên nhân này đều không thể được người dùng tự khắc phục tại nhà.
Nếu nghi ngờ tủ đông bị rò điện do quá tải, hãy tìm đến các dịch vụ sửa chữa tủ đông và yêu cầu hỗ trợ.
6. Lời khuyên từ các chuyên gia
Nhìn chung, tủ đông bị rò điện là một vấn đề ít gặp nhưng vô cùng nghiêm trọng. Do đó, người dùng chỉ có thể phòng tránh và xử lý tạm thời chứ không thể tự sửa tủ đông bị rò điện. Trong mọi trường hợp, cách xử lý an toàn nhất vẫn là mang găng tay cao su, dép cao su vào và ngắt điện tủ đông.
Để được hỗ trợ nhanh và an toàn, vui lòng liên hệ đến dịch vụ sửa tủ đông của Niềm Tin Việt qua HOTLINE 0964 22 79 68 hoặc ZALO 0902 395 037
>> Xem thêm: 6 biện pháp giúp chấm dứt lỗi tủ đông bị chảy nước
Cập nhật lần cuối vào 14/09/2024 Bởi Thùy Linh
Ngày đăng bài 11/09/2024 Bởi Thùy Linh