Gas là một trong những thành phần chính ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh của điều hòa. Do đó, máy lạnh thường phải tiến hành nạp gas định kỳ để tăng tuổi thọ đồng thời tiết kiệm điện năng hiệu quả, an toàn cho người sử dụng. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại gas khác nhau phù hợp với từng công suất điều hòa. Cùng Niềm Tin Việt điểm danh các loại gas máy lạnh được sử dụng phổ biến trong bài viết sau đây nhé!
1. Gas máy lạnh là gì?
Gas máy lạnh (môi chất làm lạnh) được sử dụng với nhiệm vụ thay đổi áp suất để tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ (nóng hoặc lạnh hơn) cho không gian sống trở nên dễ chịu hơn. Cơ chế hoạt động của gas máy lạnh như sau:
- Bước 1: Gas lạnh được chuyền từ cục lạnh đến cục nóng máy lạnh sẽ đi qua van tiết lưu thông qua đường hạ áp. Tại đây, gas được chuyển sang dạng khí, có áp suất và nhiệt độ thấp.
- Bước 2: Gas tiếp tục di chuyển trên đường hạ áp. Khi di chuyển sẽ hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh khiến nhiệt độ và áp suất tăng lên.
- Bước 3: Gas đi tới van máy nén, tại đây gas sẽ được nén với áp suất cao hơn.
- Bước 4: Gas cao áp và nhiệt độ cao đi qua cục nóng theo đường cao áp, được làm mát nhờ quạt gió và dàn lá nhôm tản nhiệt, dẫn tới nhiệt độ thấp hơn.
- Bước 5: Gas được dẫn tới van tiết lưu qua đường cao áp để tiếp tục giảm nhiệt độ và áp suất.
- Bước 6: Gas khí sau đó được hút lại vào máy nén để bắt đầu chu trình mới. Quá trình này tiếp tục lặp đi lặp lại để duy trì nhiệt độ lạnh trong không gian được làm mát.
2. Các loại gas máy lạnh thường sử dụng nhất
Trên thị trường hiện nay có các loại gas máy lạnh phổ biến sau:
2.1. Gas R22
Gas R22 (Freon) là một trong các loại gas máy lạnh không cháy đầu tiên được phát minh vào năm 1928 tại Hoa Kỳ bởi Thomas Midgley, Albert Henne và Robert McNary. Năm 2010, các thiết bị được thiết kế cho gas R22 ngừng được sản xuất và sau đó 2 năm, người ta cũng ngừng sản xuất loại gas R22.
Trước đó, hầu hết các thương hiệu máy điều hòa có lịch sử hoạt động từ 10 năm trở lên và mức giá bình dân đều từng sử dụng gas R22. Điển hình như: Panasonic, Daikin, Samsung, Midea, LG. Ở thời điểm hiện tại, gas R22 chỉ còn tồn tại trong một số sản phẩm nội địa, trong đó có Yonan (nội địa Trung).
2.1.1. Ưu điểm:
- Là chất lỏng không gây cháy nên thích hợp sử dụng ở không gian rộng lớn.
- Theo nghiên cứu cho thấy, nguy cơ phá hủy tầng Ozone của R22 chỉ bằng 5% của R11.
- Khả năng làm lạnh lớn hơn với mức tiêu thụ điện năng thấp.
- Khả năng hấp thụ hơi nước hiệu quả so với môi chất làm lạnh khác.
- Giá thành rẻ chỉ từ vài chục cho đến vài trăm nghìn.
2.1.2. Nhược điểm:
- Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US EPA), sản xuất và nhập khẩu gas lạnh R22 sẽ bị cấm tại quốc gia này từ ngày 1/1/2020 bởi nó tác động đến tầng Ozone. Cũng theo Nghị định thư Montreal, các hợp chất HFC (hydrofluorocarbon) đã bị cấm sử dụng trên diện rộng và được thay thế bởi các chất làm lạnh khác
- Gây ngạt thở, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng khi nồng độ không khí lên quá cao.
- Chỉ số nén thấp nên chi phí điện cũng tăng cao.
2.2. Gas R410A
Sau Nghị định thư Kyoto năm 1997, do sự biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng nên gas R22 bị ngừng sản xuất và sử dụng, dẫn đến sự ra đời của gas R410A. Gas R410A (hay còn được gọi là Puron) là một hỗn hợp của HFC-32 và HFC-125, có màu hồng (Pantone 507).
Gas lạnh R410A được ứng dụng chủ yếu trong máy điều hòa khí đơn nhất, thích hợp với các hệ thống làm lạnh trung bình có mức công suất dao động từ 50 đến 250Kw. Loại gas này do Carrier Corporation – Hoa Kỳ phát minh và được đưa vào sử dụng năm 1996.
Hiện nay, gas R410A được sử dụng hầu hết trong các thương hiệu máy lạnh lớn như: Carrier, Daikin, Mitsubishi, Sanyo, LG, Sharp, Panasonic, Reetech,…
2.2.1. Ưu điểm:
- Năng suất làm lạnh cao hơn 1.6 lần so với gas R22.
- Cho hơi lạnh sâu và tiết kiệm điện năng hơn.
- Không gây ô nhiễm môi trường và thủng tầng ozon.
2.2.2. Nhược điểm:
- Dễ xuất hiện hiện tượng rò rỉ gas nếu ở môi trường không thoáng khí.
- Giá thành, chi phí nạp và bảo dưỡng cao.
- Cần rút hết lượng gas cũ trước khi nạp.
2.3. Gas R32
Gas R32 là một trong các loại gas máy lạnh mới nhất và được xem là giải pháp thân thân nhất so với những loại gas trước đó. Daikin – thương hiệu đến từ Nhật Bản là một trong những đơn vị tiên phong đầu tiên sử dụng gas R32.
Trong một động thái nhằm khuyến khích sử dụng gas R32, Daikin đã công bố sáng chế ra toàn cầu, bắt đầu bằng thị trường nội địa cũng như tiến xa hơn đến Úc, Ấn Độ, châu Âu và Viễn Đông.
Môi chất lạnh R32 bắt đầu được đưa vào sử dụng trong điều hòa vào khoảng năm 1989 đến năm 1994. Hiện nay, không ít các thương hiệu đang sử dụng gas R32, trong đó có Casper, Daikin, Mitsubishi, Hitachi, Panasonic, Fujitsu, MHI, Electrolux. Đây cũng là môi chất lạnh được đánh giá là thích hợp và hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại.
2.3.1. Ưu điểm:
- Thân thiện với môi trường: Nhờ đặc tính phi Clo cộng thêm chỉ số GWP (Global Warming Potential) ở mức 675, R32 giảm thiểu tác hại đến môi trường trong đó có biến đổi khí hậu và thủng tầng Ozon.
- Tiết kiệm năng lượng và tiền điện: Chỉ số GWP thấp đồng nghĩa với máy lạnh sử dụng gas R32 tiêu thụ ít năng lượng và chất làm lạnh hơn. Nhiệt độ phóng điện thấp cũng góp phần giảm mức tiêu thụ điện năng nhờ việc không cần áp dụng các biện pháp đặc biệt để hạ nhiệt, giúp bạn tiết kiệm tiền điện hàng tháng.
- Ít chiếm dụng không gian: Là thành phần đơn nhất, gas R32 chiếm ít không gian trong máy nén hơn so với các loại gas khác, giúp thiết bị trở nên nhỏ gọn. Mặt khác, R32 hoạt động với áp suất thấp hơn, do đó các đường ống và ống dẫn cũng nhỏ hơn, cho phép linh hoạt trong thiết kế và giảm chi phí lắp đặt.
- An toàn hơn với sức khỏe con người: Không có chất làm lạnh nào an toàn tuyệt đối nhưng R32 đòi hỏi nồng độ cao hơn để tạo ra bất lợi đối với sức khỏe. Theo tiêu chuẩn ISO 817 về phân loại độc tính, R32 thuộc loại A, cùng với R22 và R410A. Tuy nhiên, R23 có giới hạn tiếp xúc cấp tính (Acute Toxicity Exposure Limit) cao nhất và an toàn nhất trong số 99 chất làm lạnh được liệt kê, cụ thể là 220.000ppm.
- Khó tạo điều kiện cháy: Mặc dù gas R32 dễ cháy hơn so với R22 và R410A, nhưng rất khó để hội tụ 3 điều kiện cháy (bao gồm nồng độ chất làm lạnh phải nằm giữa giới hạn dễ cháy trên và dưới, hỗn hợp khí phải có vận tốc thấp hơn từ 3-4 tốc độ cháy của nó, nguồn đánh lửa phải đủ lớn).
2.3.2. Nhược điểm:
- Khó lắp đặt, bảo trì nếu không có đầy đủ thiết bị chuyên dụng.
- Giá thành đắt đỏ, chi phí nạp và bảo trì cũng cao.
3. So sánh các loại gas máy lạnh
Các loại gas máy lạnh được Niềm Tin Việt nêu trên đều có những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, để hiểu chi tiết hơn, bạn có thể tham khảo bảng so sánh sau đây:
Tiêu chí | Gas R22 | Gas R410A | Gas R32 |
Năm phát minh | 1928 | 1996 | Những năm gần đây |
Tính năng từng môi chất | Không độc hại đối với sức khỏe nhưng nồng độ lên cao quá có thể bị ngạt thở do thiếu dưỡng khí.
Dùng nhiều trong ngành điện lạnh, mức độ gây thủng tầng Ozon và gây hiệu ứng nhà kính. |
Không gây độc hại, bảo vệ môi trường. | Đạt được tiêu chuẩn khí thải GWP (550), giảm khí thải đến 75%, bảo vệ môi trường, không chứa chất gây suy giảm tầng Ozon và bảo vệ sức khỏe. |
Tốc độ làm lạnh | Năng suất làm lạnh thấp hơn so với hai loại gas R410A và R32. | Khả năng làm lạnh cao hơn 1,6 lần so với gas R22. | Hoạt động êm ái và đạt hiệu suất làm lạnh cao nhất. |
Lượng điện năng tiêu thụ | Tiêu tốn nhiều điện năng. | Tiết kiệm điện và hạn chế rò rỉ gas trong suốt quá trình nén. | Có chỉ số COP lên tới 6,1 lần giúp tiết kiệm điện vượt trội. |
Chi phí sửa chữa và nạp gas | Rẻ, vì có thể nạp bổ sung mà không cần phải hút hết gas cũ. | Nạp gas và bơm gas rất đắt, vì yêu cầu dụng cụ chuyên dụng và kỹ thuật viên phải có tay nghề cao. | Cao nhất, vì là loại gas hiện đại và mang đến nhiều ưu điểm nổi bật. |
Mức độ an toàn | Khá cao, không gây cháy nổ. | Cao, ít độc hại, không cháy và hóa tính ổn định. | Rất cao, gas rất khó cháy, đảm bảo an toàn tuyệt đối. |
4. Một số vấn đề liên quan đến gas máy lạnh
>> Các loại gas máy lạnh có thể thay thế cho nhau không?
Câu trả lời là KHÔNG. Vì mỗi loại máy được thiết kế và sử dụng nguyên liệu sản xuất chuyên dụng dành cho từng loại khí lạnh khác nhau. Do đó, cần một hệ thống ống dẫn dày hơn nhằm chịu được áp suất, tránh rò rỉ.
>> Máy lạnh Inverter nên xài gas nào?
Máy lạnh Inverter có thể hoạt động tốt ở các loại gas máy lạnh nêu trên. Tuy nhiên, hiện nay được sử dụng phổ biến nhất là R32 vì loại này có những ưu thế nổi bật và sử dụng cho các dòng máy lạnh hiện đại, chất lượng.
>> Giá bơm gas trên thị trường hiện nay bao nhiêu?
Hiện nay, mức chi phí thay các loại gas máy lạnh dao động như sau:
- Gas R22: 150.000 – 600.000 VNĐ
- Gas R410A: 800.000 – 1.200.000 VNĐ
- Gas R32: 300.000 – 1.000.000 VNĐ
Ngoài ra, chi phí thay gas còn tùy thuộc vào công suất điều hoà và nhu cầu nạp bổ sung hay nạp toàn bộ.
>> Xem thêm: 2 cách kiểm tra ga máy lạnh đơn giản, nhanh chóng
Cập nhật lần cuối vào 12/09/2024 Bởi Thùy Linh
Ngày đăng bài 10/09/2024 Bởi Thùy Linh