Máy lạnh âm trần thường được thiết kế với công suất 2HP và phù hợp với không gian lớn. Sau một thời gian dài sử dụng, máy sẽ bám nhiều bụi bẩn và được vệ sinh để duy trì hoạt động hiệu quả. Bài viết sau đây của Niềm Tin Việt sẽ hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh điều hoà âm trần mà bạn có thể tự thực hiện ngay tại nhà, cùng theo dõi nhé!
1. Vì sao nên vệ sinh điều hòa âm trần định kỳ?
Vệ sinh điều hòa định kỳ sẽ mang lại ưu điểm như:
- Cải thiện và duy trì hiệu quả làm mát sau thời gian dài sử dụng
- Giúp máy hoạt động êm ái, ổn định và tiết kiệm điện hiệu quả
- Phát hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng bên trong máy lạnh âm trần
- Kéo dài tuổi thọ của máy
2. Nên vệ sinh máy lạnh âm trần bao lâu 1 lần?
Tần suất vệ sinh sẽ tùy thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh và thời gian sử dụng máy. Thông thường, các bạn nên vệ sinh máy lạnh âm trần từ 3 – 6 tháng/ lần. Tuy nhiên nếu máy đặt trong môi trường có nhiều bụi bẩn thì bạn nên vệ sinh khoảng 3 – 4 tháng/lần. Bên cạnh đó, bạn cũng nên vệ sinh máy khi có những dấu hiệu sau đây:
- Hiệu quả làm lạnh giảm dù đã điều chỉnh mức nhiệt độ thấp
- Hóa đơn điện tăng cao do bụi bẩn bám nhiều khiến máy phải hoạt động nhiều hơn
- Máy tỏa ra mùi hôi khó chịu
3. Cần lưu ý gì trước khi tiến hành vệ sinh?
Trước khi tiến hành vệ sinh máy lạnh âm trần, để đảm bảo an toàn và tránh gây hư hỏng cho máy, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Ngắt kết nối nguồn điện ít nhất trước 5 tiếng để tất cả các điện tích bên trong máy hoàn toàn biến mất
- Kiểm tra sơ lược về tình trạng hoạt động của máy
- Khi vệ sinh cánh quạt tản nhiệt phải xịt nước xuôi chiều để tránh làm bộ phận này biến dạng, hư hỏng
- Không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh khi làm vệ sinh cho máy.
- Hạn chế làm nước dính vào mạch điện
4. Hướng dẫn cách vệ sinh điều hoà âm trần
Niềm Tin Việt sẽ chia sẻ cách vệ sinh điều hòa âm trần thực hiện như sau:
4.1. Vệ sinh lưới lọc
- Bước 1: Tháo lưới lọc tại miệng hút và miệng thổi của điều hòa để vệ sinh. Bộ phận lưới học được gắn vào các hộp gió của miệng hút và miệng thổi của máy lạnh nên khá dễ tháo.
- Bước 2: Dùng bơm xịt rửa áp lực cao tiến hành rửa lưới lọc để loại bỏ hết bụi bẩn. Bụi bẩn bám vào lưới học chính là nguyên nhân khiến tình trạng gió hút và thổi của điều hòa bị yếu.
- Bước 3: Sử dụng khăn ướt và một chút xà phòng có tính tẩy nhẹ để vệ sinh mặt nạ điều hòa.
4.2. Vệ sinh dàn lạnh
- Bước 1: Tháo lần lượt mặt nạ máy và tấm lưới lọc để tiến hành vệ sinh.
- Bước 2: Tháo các bo mạch và dùng chổi nhỏ vệ sinh, sau đó dùng máy thổi khí để hong khô để thổi sạch bụi bẩn và tránh ẩm ướt.
- Bước 3: Treo bạt để che chắn xung quanh và tiến hành xịt rửa bên trong lần lượt lưới lọc, dàn lạnh và các bộ phận bên trong.
- Bước 4: Sau khi xịt rửa xong, bạn có thể lấy khăn khô để thấm hết nước hoặc sử dùng máy sấy để sấy khô.
- Bước 5: Tháo bạt che, lau khô bơm nước và phần quạt dàn lạnh.
- Bước 6: Lần lượt lắp lại các bộ phận tháo rời của máy theo đúng thứ tự.
4.3. Vệ sinh dàn nóng
- Bước 1: Tháo lớp vỏ bọc bên ngoài của dàn nóng.
- Bước 2: Dùng xịt nước để rửa sạch lần lượt quạt, dàn ngưng tụ và mặt nạ của dàn nóng.
- Bước 3: Tiếp tục xịt rửa phía bên ngoài dàn.
- Bước 4: Hong khô các bộ phận vừa xịt rửa.
- Bước 5: Lắp lại các bộ phận theo đúng vị trí cũ.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách vệ sinh điều hoà âm trần đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Hy vọng bạn sẽ nắm rõ và tiến hành đúng kỹ thuật. Cuối cùng, bạn hãy nhớ làm vệ sinh máy lạnh âm trần định kỳ để duy trì hiệu suất hoạt động cho máy nhé!
Cập nhật lần cuối vào 11/09/2024 Bởi Thùy Linh
Ngày đăng bài 10/09/2024 Bởi Thùy Linh