Mặc dù được trang bị hệ thống an toàn cao nhưng trong quá trình sử dụng bình nóng lạnh khó tránh khỏi các hư hỏng như bình không hoạt động, nước đầu ra không nóng, rò rỉ điện,… thậm chí nguy hiểm hơn là phát nổ gây nguy hiểm đến người dùng nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời. Hãy cùng Niềm Tin Việt tìm kiếm nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bình nóng lạnh bị nổ trong bài viết sau đây nhé!
1. Tại sao bình nóng lạnh phát nổ?
Bộ phận an toàn của hệ thống bình nóng lạnh bao gồm van 1 chiều và van an toàn (có công dụng xả hơi, nước trong bình khi rơ le nhiệt độ hỏng làm giảm thanh đun nước bị áp lực lớn trong bình, tránh bình bị nổ) được chế tạo chung 1 khối tránh nước trong bình do nhiệt độ nước trong bình tăng.
Khi bình chứa làm nóng nước, thể tích của nó giãn ra làm tăng áp suất bên trong bể. Khi áp lực tăng quá cao, công tắc của van xả sẽ mở ra và giải phóng áp lực dư thừa, làm giảm áp suất bên trong bình chứa.
Nếu một trong những bộ phận này bị hư hỏng như bình sử dụng lâu này, chất lượng kém, rơ le điều khiển bị hỏng,… sẽ dẫn đến tình trạng nước tiếp tục sôi hơn 80 độ C và sinh ra hơi nước. Cứ tiếp tục như vậy thì chỉ sau khoảng 20 phút thì bình nóng lạnh bị nổ nếu không được phát hiện kịp thời.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng bình nóng lạnh bị nổ
Dù đã được trang bị đầy đủ hệ thống an toàn nhưng hiện tượng bình nóng lạnh bị nổ vẫn có thể xảy ra do một trong số những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, sử dụng không đúng cách. Nhiều người dùng có thói quen bật bình nóng lạnh 24/7 và nghĩ rằng thiết bị sẽ tự động đóng ngắt rơ le nhiệt nếu không dùng đến. Nhưng điều này sẽ dẫn đến các bộ phận bên trong khác phải hoạt động quá tải dẫn đến tình trạng hở điện, chập mạch và thậm chí là bình nóng lạnh bị nổ.
Thứ hai, ít bảo dưỡng. Việc ít vệ sinh bình nóng lạnh thì thanh điện trở sẽ có hiện tượng bị bám lớp cặn dày, nhiệt độ thanh tăng cao làm chất cặn bên trong giãn nở gây nứt vỡ vỏ thanh điện trở và rò điện ra nước.
Thứ ba, không có nước cấp. Do hệ thống cấp nước của gia đình gặp trục trặc nên không thể cấp nước cho máy hoạt động. Trường hợp bật bình và bình vẫn cấp điện cho thanh đốt mà không có nước cấp vào thì rất dễ dẫn đến tình trạng cháy nổ gây nguy hiểm cho người dùng.
Thứ tư, hỏng rơ le nhiệt. Đây là thiết bị có vai trò giữ cho nước trong bình nóng lạnh không vượt quá giới hạn nhiệt độ cho phép, khi nhiệt độ quá cao thì rơ le nhiệt sẽ tự động đóng làm cho nguồn điện tới sợi đốt bị ngắt. Tuy nhiên, nếu bộ phận này bị hỏng, nước trong bình sẽ cứ tiếp tục sôi và bình áp suất tăng lên quá nhanh, gây ra hiện tượng cháy nổ nguy hiểm.
Thứ 5, van an toàn bị tắc. Thiết bị này có chức năng điều tiết áp suất với hai mức chính đó chính là thấp hơn hoặc bằng với áp lực nước đầu vào. Khi van bị tắc là do đáy bình tồn nhiều cặn lắng, tủa kết sắt, đá vôi…. dẫn tới tắc van xả và không điều tiết được áp suất của bình. Điều này sẽ dễ dẫn đến tình trạng bình nóng lạnh bị nổ nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời.
3. Cách hạn chế và phòng chống nguy cơ bình nóng lạnh cháy nổ
Để sử dụng bình nóng lạnh đúng cách, an toàn và phòng chống cháy nổ, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Đảm bảo lắp đặt đúng kỹ thuật: Việc giám sát và kiểm tra kỹ khâu lắp đặt là việc tất cả người dùng cần làm để bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của mình và gia đình.
- Bảo dưỡng máy định kỳ: Do thường xuyên hoạt động trong môi trường nước ẩm nên cần vệ sinh bình định kỳ, kịp thời phát hiện các tình trạng hư hỏng như bị rò rỉ điện hay rơ lỏng các bộ phận hay không,… từ đó có phương án khắc phục kịp thời.
- Chỉ bật máy khi có nhu cầu sử dụng: Bạn chỉ nên bật máy khi có nhu cầu sử dụng và tắt ngay sau khi sử dụng xong. Ngoài ra, một số trường hợp bật bình nóng lạnh trong khi sử dụng cũng rất nguy hiểm, điều này sẽ khiến nguy cơ bị giật do bình nóng lạnh là rất lớn, vì vậy bạn cần phải thật lưu ý điều này.
- Lắp thêm hệ thống chống giật và chống cháy nổ: Bộ phận này sẽ có chức năng tự ngắt nguồn, bảo vệ an toàn cho cả người và thiết bị khi có sự cố xảy ra.
>> Xem thêm: Nguyên tắc an toàn khi sử dụng bình nóng lạnh
4. Các bước bảo dưỡng bình nóng lạnh đơn giản tại nhà
Bảo dưỡng bình nóng lạnh định kỳ từ 6 tháng/ lần tùy theo nguồn nước nơi bạn sử dụng và tần suất dùng của gia đình. Nếu nước bẩn và nhiễm phèn nhiễm mặn nên bảo dưỡng 4 tháng/lần để đảm bảo an toàn. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Trên đây là nguyên nhân và một số cách phòng tránh bình nóng lạnh bị nổ được chia sẻ từ Niềm Tin Việt. Hy vọng sẽ mang đến thông tin hữu ích dành cho bạn. Nếu cần bất kỳ sự hỗ trợ nào, hãy liên hệ HOTLINE 0964 22 79 68, hoặc ZALO 0902 395 037 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất!
Cập nhật lần cuối vào 11/09/2024 Bởi Thùy Linh
Ngày đăng bài 10/09/2024 Bởi Thùy Linh