Ngủ máy lạnh bị tích điện là một hiện tượng rất phổ biến vào mùa lạnh. Vậy hiện tượng tĩnh điện trong phòng máy lạnh có thực sự nguy hiểm không? Bài viết này sẽ tổng hợp lại từ A-Z những kiến thức quan trọng về tình trạng này.
1. Ngủ máy lạnh bị tích điện có nguy hiểm không?
Khi ngồi trong phòng máy lạnh, sẽ có lúc chúng ta vô tình cảm thấy tê nhẹ hoặc nghe tiếng “xẹt xẹt” nhỏ. Đó chính là những dấu hiệu cho thấy không gian phòng đã bị nhiễm tĩnh điện.
Ngủ máy lạnh bị tích điện tuy có thể gây ra cảm giác tê nhẹ, nhưng hoàn toàn không gây nguy hiểm. Vì cường độ dòng điện này rất yếu, khả năng chết người do ngủ máy lạnh bị điện giật là không thể xảy ra.
2. Vì sao hiện tượng ngủ máy lạnh bị tích điện phổ biến hơn vào mùa lạnh?
Trái với lầm tưởng của nhiều người, hiện tượng ngủ máy lạnh bị điện giật không thường gặp hơn vào mùa lạnh, mà thường gặp hơn khi độ ẩm không khí thấp.
Ở trạng thái bình thường, trong không khí sẽ có đủ hơi ẩm nên điện tích sẽ di chuyển tự do được trong môi trường. Ngược lại, khi độ ẩm quá thấp, điện tích sẽ không thể di chuyển được và bị giữ lại trên bề mặt đồ vật. Lúc này, hai vật tiếp xúc với nhau sẽ tạo ra hiện tượng tĩnh điện do điện tích của vật này sẽ bị truyền sang vật kia, tạo ra sự tình trạng thừa điện tích âm hoặc dương trên 1 vật.
Khi sử dụng máy lạnh, hơi lạnh sẽ làm giảm độ ẩm trong phòng. Cơ thể người sẽ phải đưa ion điện từ trong người ra để trung hòa với lượng điện tích ngoài môi trường. Hậu quả là cơ thể sẽ cảm nhận được một luồng điện nhẹ khi va chạm với đồ vật xung quanh. Đây là nguyên nhân vì sao đôi lúc chúng ta ngủ máy lạnh đắp mền lông bị điện giật.
3. Các biện pháp khử tĩnh điện phòng máy lạnh
Theo các chuyên gia điện lạnh, người dùng nên duy trì độ ẩm trong phòng ở mức 30-50% nếu không muốn hiện tượng tĩnh điện xảy ra. Để làm được điều này, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp sau:
Sử dụng máy tạo ẩm (máy phun sương)
Máy phun sương tạo ẩm sẽ giúp tăng độ ẩm trong không khí lên, ngăn không cho điện tích tích tụ trên cơ thể. Kết hợp máy phun sương cùng máy lạnh cũng sẽ giúp người dùng không bị khô da, giảm nguy cơ viêm họng.
Hạn chế mặc quần áo, mang vớ len
Quần áo làm từ vải len, polyester, sợi tổng hợp là môi trường rất dễ tích điện. Khi nằm ngủ trong phòng máy lạnh, người dùng nên đổi sang các loại quần áo bằng sợi tự nhiên như cotton. Để giảm nguy cơ tích điện trên quần áo, người dùng có thể ngâm quần áo với nước xả vải và phơi khô dưới ánh nắng thay vì vắt bằng máy.
Không sử dụng giày, dép cao su
Cao su là vật liệu có tính cách điện mạnh và sẽ dễ gây ra tĩnh điện hơn. Giải pháp thay thế tốt nhất cho giày, dép cao su vào mùa lạnh là giày, dép bằng da.
Dưỡng ẩm da
Ngoài việc tăng độ ẩm trong không khí, tăng độ ẩm cho da khi ngủ trong phòng lạnh cũng giúp giảm thiểu nguy cơ ngủ máy lạnh bị tích điện. Hơn thế nữa, trẻ em cũng được khuyến khích sử dụng kem dưỡng ẩm khi dùng máy lạnh để tránh khô da.
Mở cửa sổ khi không sử dụng máy lạnh
Mở cửa sổ khi không dùng máy lạnh cũng sẽ giúp giảm lượng không khí khô trong phòng, nhờ đó mà hạn chế nguy cơ ngủ máy lạnh bị tích điện.
Chú ý: Nếu vẫn lo tình trạng máy lạnh bị rò điện có thể xảy ra, bạn có thể lắp thêm aptomat chống giật cho máy. Aptomat sẽ tự động ngắt mạch quá tải trong hệ thống điện để bảo vệ thiết bị và người dùng. Nếu không có khả năng tự lắp và chọn aptomat, khách hàng có thể liên hệ HOTLINE 0964 22 79 68 để được Niềm Tin Việt tư vấn và lắp aptomat với giá tốt nhất.
Cập nhật lần cuối vào 15/09/2024 Bởi Nhi Lê
Ngày đăng bài 11/09/2024 Bởi Nhi Lê