Vì Sao Điều Hòa Đang Mát Lại Nóng? Nên Xử Lý Ra Sao?

vi-sao-dieu-hoa-dang-mat-lai-nong

Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao điều hòa đang mát lại nóng chưa? Nhiều người vẫn thường nghĩ điều hòa thổi hơi nóng là dấu hiệu của lỗi linh kiện bên trong, nhưng trên thực tế, có đến 6 lý do khiến điều hòa thổi ra hơi nóng. Hãy cùng Niềm Tin Việt tìm hiểu 6 lý do này là gì nhé!

1. Vì sao điều hòa đang mát lại nóng?

1.1. Người dùng vô tình chọn sai chế độ

che do fan nguyen nhan vi sao dieu hoa dang mat lại nong
Chế độ Fan – Nguyên nhân chính khiến điều hòa đang mát lại nóng.

Trong mọi điều hòa đều sẽ có chế độ Quạt (Fan), cho phép điều hòa hoạt động như một chiếc quạt lưu thông không khí nhưng không tỏa ra hơi lạnh. Ở chế độ này, người dùng cũng sẽ không điều chỉnh nhiệt độ điều hòa được. Trong khi sử dụng, có thể bạn đã vô tình kích hoạt chế độ Fan mà không hề biết. Đây là nguyên nhân đầu tiên vì sao điều hòa đang máy lại nóng.

Để biết điều hòa thổi ra hơi nóng có phải do đặt sai chế độ hay không, bạn chỉ cần kiểm tra điều khiển từ xa và tắt chế độ Fan nếu thấy biểu tượng quạt vẫn sáng. 

>> Tham khảo cách chỉnh các chế độ trên điều hòa Toshiba tại đây.

1.2. Hơi lạnh không lưu thông được do bị bụi bẩn cản trở

anh-minh-hoa-ve-sinh-may-lanh
Máy lạnh sẽ nhanh cũ hơn và hỏng hơn nếu không được vệ sinh thường xuyên.

Nghiên cứu đã cho thấy điều hòa mất đi khoảng 1% khả năng làm lạnh sau mỗi tuần sử dụng. Điều này bắt nguồn từ việc càng sử dụng, lưới lọc trên điều hòa sẽ càng bị bụi bẩn trong không khí bám lại và làm cản trở sự lưu thông của hơi lạnh.

Nếu chẳng may điều hòa/máy lạnh thổi ra hơi nóng đột ngột khi đang dùng, có thể các lưới lọc đã tích tụ quá nhiều bụi bẩn đến mức khiến cho máy bị kém lạnh đi.

Để phòng hạn chế tình trạng máy lạnh bị bám bụi ở lưới lọc, hãy vệ sinh điều hòa sau 3-4 tháng sử dụng. Nếu tần suất sử dụng máy của bạn cao hơn, thời gian định kỳ để vệ sinh có thể giảm xuống còn 1-2 tháng.

1.3. Điều hòa thổi ra hơi nóng do hết ga

anh-ve-sinh-may-lanh-6
Bơm ga máy lạnh cũng nằm trong danh sách nhũng việc cần làm để kéo dài tuổi thọ thiết bị.

Hết ga cũng là một trong số những lỗi rất phổ biến ở điều hòa. Nguyên nhân vì sao điều hòa đang mát lại nóng khi hết ga là bởi ga là môi chất làm lạnh cho thiết bị, có trách nhiệm mang nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp đến cao. Đây chính là quá trình hút – đẩy trong điều hòa để tạo ra hơi lạnh. Trong trường hợp điều hòa bị xì ga, quá trình này sẽ không thể thể tiếp tục làm lạnh nữa.

 Những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của một điều hòa bị xì ga có thể kể đến:

  • Điều hòa đang mát lại nóng
  • Điều hòa chạy dừng liên tục
  • Đèn báo thiếu ga chớp tắt liên tục
  • Ống đồng điều hòa bị đóng tuyết
  • Điều hòa bị chảy dầu

Cách duy nhất để khắc phục lỗi điều hòa hết ga là xác định chỗ bị xì ga và nạp thêm đúng loại ga lại cho điều hòa. 

1.4. Điều hòa bị hư block

kiem tra block o dieu hoa
Để kiểm tra được block, người thợ sửa máy lạnh sẽ phải tháo cả dàn nóng ra.

Hiểu một cách ngắn gọn, block điều hòa (còn có tên gọi khác là lốc hoặc máy nén) là bộ phận có chức năng hút đẩy khí gas trong dàn nóng để chuyển hóa ga từ thể lỏng sang thể khí. Quá trình này sẽ tạo ra sự dịch chuyển từ dàn nóng đến dàn lạnh và giúp điều hòa làm mát không gian. Do đó, hư block cũng là nguyên nhân vì sao điều hòa đang mát lại nóng một cách đột ngột. 

1.5. Điều hòa bị hỏng tụ điện, bảng mạch

dieu-hoa-len-nguon-nhung-khong-chay-do-hu-board
Một bộ board mạch điều hòa đang được lấy ra kiểm tra.

Bên trong điều hòa có vô số tụ điện tinh vi khác nhau. Nếu một trong số những tự điện này hoặc cả bảng mạch chứa tụ điện bị hỏng thì điều hòa cũng sẽ không tránh khỏi trục trặc. Tuy nhiên, sẽ rất khó xác định chính xác tụ điện ở vị trí nào bị hỏng nếu không có kiến thức chuyên sâu. Vì lý do này, bạn nên gọi ngay cho các dịch vụ sửa máy lạnh tại nhà nếu nghi ngờ điều hòa nhà mình bị hỏng tụ điện.

1.6. Điều hòa bị quá tải điện

dieu hoa bi qua tai nen tu ngat
Sử dụng nhiều thiết bị điện cùng lúc cũng là lý do tại sao điều hòa bị quá tải nên tự ngắt.

Khi nói đến các nguyên nhân vì sao điều hòa đang mát lại nóng, ta không thể không tính đến khả năng điều hòa tự ngắt để tránh quá tải điện. Lỗi quá tải thiết bị này thường sẽ xảy ra khi người dùng sử dụng quá nhiều thiết bị điện cùng lúc với điều hòa, hoặc để điều hòa chạy liên tục không tắt. 

Cách duy nhất để khắc phục điều hòa bị quá tải điện là tắt điều hòa xong sau khi sử dụng và tránh dùng nhiều thiết bị điện cùng lúc. 

2. 3 điều cần ghi nhớ khi sử dụng điều hòa

2.1. Không bao giờ tự tìm cách sửa điều hòa tại nhà

khong tu y sua dieu hoa thoi ra hoi nong tai nha
Hãy giao việc sửa chữa điều hòa lại cho những kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Không chỉ trong trường hợp điều hòa/máy lạnh đang mát lại nóng, mà trong tất cả mọi trường hợp, người dùng cũng không nên tự tháo lắp máy ra để kiểm tra và sửa chữa. Các điều hòa càng hiện đại, tân tiến thì công nghệ bên trong sẽ càng phức tạp, vì vậy việc tự tìm cách sửa chữa không những là vô ích mà còn có thể gây nguy hiểm cho người dùng.

Ngược lại, những người thợ sửa chữa máy lạnh vững chuyên môn sẽ khắc phục mọi vấn đề ở thiết bị này một cách nhanh và an toàn hơn. Do đó, Niềm Tin Việt khuyến khích người dùng luôn phải gọi thợ ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở thiết bị.

>> Xem bảng giá sửa máy lạnh Niềm Tin Việt

2.2. Phòng bệnh hơn chữa bệnh

phong tranh dieu hoa dang mat lại nong
Hậu quả của việc ít vệ sinh, bảo trì điều hòa.

Hơn cả việc gọi thợ đến sửa chữa, phương pháp tối ưu nhất để tiết kiệm chi phí sửa điều hòa là gọi thợ đến bảo trì và vệ sinh thiết bị định kỳ. Các gói bảo trì điều hòa hiện nay đều sẽ hỗ trợ vệ sinh và kiểm tra lỗi tổng quát với giá vô cùng ưu đãi. Việc bảo trì định kỳ này cũng cho phép người dùng sớm phát hiện ra những trục trặc ở điều hòa để đưa ra hướng xử lý phù hợp trong thời gian ngắn nhất. 

2.3. Hãy học cách chọn đúng nhiệt độ và chế độ khi dùng

may-lanh-khong-mat-vi-sai-che-do
Chế độ máy lạnh – yếu tố quyết định hoạt động của máy.

Cụ thể hơn, nhiệt độ tốt nhất khi sử dụng điều hòa không nên chênh lệch quá 10 độ so với bên ngoài. Bên cạnh đó, người dùng cũng nên khởi động điều hòa khoảng 15 phút trước khi vào phòng để điều hòa có thời gian làm lạnh không gian hơn ở mức nhiệt thấp hơn. Để hiệu quả làm lạnh đạt tối đa, bạn cũng có thể chuyển đổi linh hoạt giữa chế độ Cool Dry.

Cập nhật lần cuối vào 15/09/2024 Bởi Thùy Linh

Ngày đăng bài 11/09/2024 Bởi Thùy Linh

Đánh Giá Niềm Tin Việt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *