Tủ mát bị đóng tuyết là một hiện tượng bất thường gây phiền phức cho người dùng. Hiện tượng này nhìn chung không có gì quá đáng lo, bởi tủ mát đóng tuyết cũng không quá ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh của tủ mà chỉ tạo ra một vài bất tiện khi sử dụng. Tuy nhiên, không vì thế mà người dùng nên bỏ qua việc sửa tủ mát bị đóng tuyết.
Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân tủ mát bị đóng tuyết để từ đó đưa ra hướng khắc phục thích hợp và phòng tránh.
1. Tủ mát bị đóng tuyết do người dùng chỉnh nhiệt độ quá thấp
Tủ mát vốn không thể làm đá, nhưng vẫn có thể tạo lên một lớp tuyết mỏng đóng bên ngoài thức ăn hoặc khiến thức ăn bị đông lạnh. Điều này sẽ xảy ra nếu người dùng vô tình đặt mức nhiệt độ trong tủ quá thấp.
Cách khắc phục: Nhiệt độ tủ mát nên được điều chỉnh sao cho tỉ lệ thuận với lượng thực phẩm trong tủ. Nếu tủ của bạn vốn được đặt ở nhiệt độ cao để bảo quản nhiều thực phẩm, hãy nhớ giảm nhiệt độ tủ xuống mức bình thường (1.7-4.5 ℃) để tránh tủ mát bị đóng tuyết.

2. Tủ mát bị đóng tuyết do chứa quá nhiều thức ăn hoặc người dùng xếp thức ăn chưa hợp lý
Khi tủ mát chứa quá nhiều thức ăn mà người dùng lại không biết sắp xếp hợp lý, hơi lạnh từ quạt gió sẽ bị cản trở, không lưu thông đều được trong tủ. Các thực phẩm ở gần quạt gió sẽ chắn khí lạnh, trong khi các thực phẩm ở xa lại không nhận được đủ khí lạnh. Hậu quả là tủ mát bị đóng đá ở một vài khu vực bị quá tải khí lạnh và không bảo quản được các thực phẩm ở khu vực xa quạt gió.
Cách khắc phục: Bảo quản một lượng thực phẩm vừa đủ theo dung tích của tủ mát. Phân bố, sắp xếp thực phẩm ở các ngăn sao cho khí lạnh có thể lưu thông khắp tủ để tránh tủ mát bị đóng tuyết.

3. Tủ mát bị đóng tuyết do hỏng bộ cảm biến nhiệt
Tủ mát, cũng như các tủ lạnh non-inverter, đều sẽ chạy một lúc rồi ngừng để đảm bảo nhiệt độ được duy trì. Bộ cảm biến nhiệt (thermostat) là bộ phận sẽ kiểm soát và quyết định nhiệt độ đã đủ lạnh hay chưa. Nếu tủ mát chưa đủ lạnh, thermostat sẽ cho block hoạt động để tạo thêm hơi lạnh. Nếu tủ mát đã lạnh rồi, thermostat sẽ ngắt không cho block hoạt động nữa.
Trong trường hợp tủ mát bị hư thermostat, block tủ mát sẽ chạy và cung cấp hơi lạnh liên tục, gây ra lỗi tủ mát bị đóng tuyết.
Cách khắc phục: Với các lỗi liên quan đến kỹ thuật, người dùng không nên tự sửa chữa tại nhà, mà hãy giao nhiệm vụ này cho những người thợ sửa chữa tủ mát.

4. Tủ mát bị đóng tuyết do hỏng cầu chì nhiệt
Để tránh tủ mát làm việc quá công suất và phát nhiệt, các nhà sản xuất đều trang bị kèm cho tủ một cầu chì nhiệt. Cầu chì nhiệt (hay còn gọi là rơ le nhiệt) sẽ tự ngắt điện vào tủ khi dòng điện hoặc nhiệt độ tủ mát tăng đột ngột. Thông thường, cầu chì nhiệt này sẽ giúp bảo vệ tủ mát nếu bộ cảm biến nhiệt bị hỏng.
Cách khắc phục: Liên hệ dịch vụ sửa tủ mát qua HOTLINE: 0964 22 79 68 để được hỗ trợ thay cầu chì nhiệt.

5. Vì sao người dùng cần phải sửa tủ mát bị đóng tuyết kịp thời?
Tủ mát bị đóng tuyết là một trục trặc có thể xảy ra ở bất kỳ thương hiệu nào. Nếu là một người quen thuộc với tủ mát, bạn chắc hẳn đã từng thấy tủ mát Sanaky bị đóng tuyết, tủ mát Alaska bị đóng tuyết,… Do đó, bên cạnh việc hiểu rằng đây là một lỗi phổ biến, thì bạn cũng cần phải hiểu rằng việc để mặc tuyết đóng trong tủ cũng sẽ dẫn đến:
- Tiêu tốn điện năng: Để có thể tạo ra lớp tuyết, tủ mát sẽ phải hoạt động với công suất lớn hơn bình thường, nên theo đó cũng sẽ tiêu thụ một lượng điện nhiều hơn.
- Làm hỏng thực phẩm trong tủ: Một số loại thực phẩm chỉ có thể được bảo quản ở mức nhiệt nhất định. Nếu để chúng trong tủ mát bị đóng tuyết quá lâu, thực phẩm có thể sẽ hỏng. Ngược lại, nếu tủ chỉ đóng tuyết ở một số ngăn và không làm lạnh ở một số ngăn, những thực phẩm không nhận được hơi lạnh cũng sẽ hỏng nhanh hơn.
- Tuổi thọ tủ mát bị giảm: Lỗi tủ mát bị đóng tuyết nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến các linh kiện trong tủ phải làm việc quá tải và làm giảm độ bền của tủ mát.

Cập nhật lần cuối vào 14/09/2024 Bởi Nhi Lê
Ngày đăng bài 11/09/2024 Bởi Nhi Lê